Giống Đậu Phụng Mới L23 Cho Năng Suất Cao

Ngày 11.7, tại xã Bình Nam, huyện Thăng Bình, Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư tỉnh Quảng Nam tổ chức hội nghị báo cáo kết quả mô hình sản xuất đậu phộng hè năm 2013.
Đậu phụng là cây trồng xóa đói, giảm nghèo, ở những vùng không thể chủ động nước tưới, có thể mang lại hiệu quả cao hơn gấp 1,5 - 2 lần so với lúa. Mô hình được tiến hành thí điểm trên diện tích 7ha ở thôn Nghĩa Hòa, xã Bình Nam với 110 hộ tham gia trồng giống mới L23 để so với giống truyền thống là sẻ Tây Nguyên.
Đối chứng kết quả sản xuất giữa 2 giống đậu phụng, mặc dù chi phí đầu tư cho đậu phụng L23 cao hơn so với đậu phụng sẻ Tây Nguyên nhưng lại có tổng thu gấp 1,4 lần (46/32 triệu đồng). Về lãi ròng, mô hình trình diễn cao hơn gấp 1,6 lần (29,7/18,2 triệu đồng) so với ruộng đại trà.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian qua, việc mạnh dạn chuyển đổi vật nuôi, cây trồng không chỉ làm đa dạng mô hình sản xuất mà nó còn góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho nhiều nông hộ ở đồng bằng sông Cửu Long.

Những ngày biển động, khi nhiều tàu đánh bắt nằm im gối bờ thì tàu đánh bắt cá chuồn, cá mập của ngư dân Nghĩa An (Tư Nghĩa - Quảng Ngãi) bắt đầu vào "mùa làm ăn". Công việc nguy hiểm, thời tiết không được thuận lợi, nhưng bù lại cho những nhọc nhằn là phiên biển "trúng đậm".

Bên cạnh mô hình luân canh tôm – lúa ở Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) đã khẳng định tính hiệu quả của vùng canh tác bền vững, thì mô hình luân canh tôm nước lợ với tôm càng xanh đã cho nông dân nguồn thu nhập đáng kể.

Cứ mỗi độ tháng 7 âm lịch, người dân các xã Đức Phong, Đức Minh (Mộ Đức - Quảng Ngãi) và Bình Hải, Bình Phú, Bình Hòa (Bình Sơn) lại bước vào vụ trồng nén. Năm nay do mưa lũ lớn nên giá củ nén tăng cao, giúp nông dân có thêm thu nhập.

Từ lâu, rau má trở thành cây trồng giúp người dân Quảng Thọ (Thừa Thiên Huế) thoát nghèo. Giờ đây, khi dự án “Sản xuất rau an toàn theo hướng Vietgap” được triển khai với hướng xây dựng “trà rau má” tiếp tục mở ra hướng đi mới cho kinh tế của địa phương này.