Giống Đậu Phộng TB25, L14 Đạt Năng Suất Cao

Theo Trạm Bảo vệ thực vật huyện Đồng Xuân (Phú Yên), mô hình thâm canh cây đậu phộng năng suất cao vừa được triển khai tại soi Bàu Ông Quán (xã Xuân Quang 3), trên diện tích 2ha, với 28 hộ tham gia.
Theo đó, các giống đậu phộng đưa vào khảo nghiệm gồm DH04, L14, TB25 và giống đối chứng Lỳ Tây Nguyên. Đầu vụ gieo trồng, tỉ lệ nảy mầm đạt 98%, ngày ra hoa trung bình 45 ngày sau trồng, sau 3 tháng cho thu hoạch. Cuối vụ, giống đậu phộng DH04 đạt 26 tạ/ha, L14 đạt 31 tạ/ha, TB25 đạt 33 tạ/ha và giống Lỳ Tây Nguyên đạt 26,6 tạ/ha. Như vậy, giống L14 và TB25 bước đầu cho năng suất cao, kháng sâu bệnh, chịu hạn tốt. Hiện 2 giống đậu phộng này đang được các địa phương tiếp tục trồng khảo nghiệm, sau đó triển khai nhân rộng.
Thống kê của Trạm Bảo vệ thực vật huyện Đồng Xuân, hằng năm, nông dân trong huyện trồng 650ha đậu phộng, lâu nay năng suất chỉ đạt 11 tạ/ha.
Có thể bạn quan tâm

Vì còn nhiều thời gian chuẩn bị, người trong cuộc ngành chăn nuôi Việt Nam tự tin còn nhiều cơ hội để thắng, chí ít là không thua trên sân nhà.
Hiện nay, thời tiết trên địa bàn thường xuất hiện những đợt nắng, mưa thất thường - là điều kiện có thể phát sinh các loại dịch bệnh nguy hiểm trên đàn gia súc, gia cầm (GS,GC).

Con đường đất nhỏ ngoằn ngoèo dẫn chúng tôi tới trang trại rộng trên 3 ha với thu nhập cả tỷ đồng mỗi năm của anh Phan Văn Miền, xã Yên Mạc (Yên Mô - Ninh Bình) khiến chúng tôi phần nào mường tượng ra con đường vươn lên làm giàu của người nông dân này cũng thật gian nan.

Tỉnh Sóc Trăng có khoảng 18.600 hộ chăn nuôi, với tổng đàn gia cầm hơn 4,9 triệu con, gia súc hơn 315 ngàn con. Theo Chi cục Thú Y tỉnh, hằng ngày có trên 1.153 tấn chất thải trong chăn nuôi cần xử lý.

Ở Chư Sê (Gia Lai), nói về đại gia chân đất thì nhiều vô kể, nhưng có một con người mà bất kể ai ngay từ lần gặp đầu tiên cũng đều ấn tượng mạnh, đó là Đào Tiến Tình (SN 1971, thường trú tại huyện Chư Sê).