Giống Cây Ăn Trái Rộng Đầu Ra

Thị trường cây giống ở ĐBSCL đang hút hàng, giá tăng mạnh, nhờ XK thuận lợi sang Campuchia, Lào, Trung Quốc…
Ông Phạm Hồng Sơn, chủ cơ sở sản xuất cây giống Mười Sơn, ấp Sơn Lân, xã Sơn Định (Chợ Lách, Bến Tre) cho biết: Từ đầu năm đến nay, cây giống liên tục tăng giá với mức bình quân khoảng 40 – 60% tùy từng loại giống cây. Sầu riêng loại I từ mức giá 22.000 đ/cây nhảy vọt lên 30.000 – 35.000 đ/cây; xoài loại I từ mức giá 14.000 đ/cây tăng lên 26.000 đ/cây; dừa từ mức 20.000 đ/cây tăng lên 30.000 đ/cây, cam sành từ mức 8.000 đ/cây tăng lên 13.000 đ/cây…
Hiện tại, cây giống loại I đã gần như không còn nguồn để cung ứng theo đơn đạt hàng từ phía thương nhân Trung Quốc, Lào, Campuchia. Tổng sản lượng cây giống đã XK theo đường tiểu ngạch từ đầu năm đến nay ước tính chiếm khoảng 50% trong tổng số khoảng 18 triệu cây giống được các nhà vườn Chợ Lách sản xuất hàng năm.
Cơ sở sản xuất và kinh doanh giống cây ăn trái Thùy Trang, ở Cái Mơn, xã Vĩnh Thành (Chợ Lách, Bến Tre) đã liên kết được với thương nhân người Trung Quốc nên trong thời gian qua đã và đang thu gom số lượng lớn cây giống cho trái ngon như: Măng cụt, sầu riêng, chôm chôm, xoài cát Hòa Lộc, mít…, XK sang Trung Quốc.
Ông Nguyễn Thanh Sơn, chủ cơ sơ sản xuất cây giống Thanh Sơn, ấp Phú Đa, xã Phú Phụng (Chợ Lách, Bến Tre) cho biết thêm: Thương nhân Trung Quốc đang thu mua rất nhiều chủng loại cây giống trái ngon của Việt Nam. Và để đi trót lọt qua các cửa khẩu thì tất cả các cây giống đều gắn nhãn “cây giống kém chất lượng”, khi đó mới được xuất ra nước ngoài. Tất cả cây giống xuất sang Trung Quốc được chở bằng container đến tận cửa khẩu Lạng Sơn, được thương nhân nước ngoài nhận hàng ngay.
Ông Trịnh Văn Bình, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh các loại cây giống và hoa kiểng Bảy Bình, ấp Phú Long, xã Hưng Khánh Trung B (Chợ lách, Bến Tre) cho biết: "Thị trường cây giống hút hàng, giá tăng tăng mạnh, đến mức ngoài tầm kiểm soát của các cơ sở kinh doanh giống cây ăn trái, nên đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của các cơ sở buôn bán cây giống.
Bởi nhiều cơ sở phải chấp nhận thua lỗ để giao đủ số lượng cây giống theo hợp đồng đã ký với các dự án (đầu vụ ký hợp đồng, tạm ứng tiền với giá thấp, đến thời giao cây gống giá tăng cao). Hiện tại, cây giống loại I hầu như đã cạn nguồn, chỉ còn loại II. Vì vậy nếu nhà vườn có nhu cầu mua cây giống phát triển sản xuất thì phải hết sức thận trọng, để tránh mua nhầm giống kém chất lượng".
Có thể bạn quan tâm

Theo người dân, diện tích sắn bị hại do nhện đỏ gây ra trên địa bàn huyện Sông Hinh hơn 40ha, tập trung nhiều nhất ở xã Sơn Giang diện tích trên 20ha, thôn Bình Giang, Chí Thán xã Đức Bình Đông 15ha, xã Ea Bia 5ha. Bệnh lây lan rất nhanh, phát triển bệnh ở những diện tích trên đồi cao, vùng khô hạn. Biểu hiện của bệnh này gây rụng lá, cây ngưng phát triển

Chi phí đầu tư tăng cao, nhưng giá mía lại sụt giảm khiến người trồng mía ở ĐBSCL lỗ nặng. Điệp khúc trồng mía rồi lại chặt tái diễn.

Tổ được thành lập vào năm 1999, có 16 hộ tham gia, về sau số lượng ngày một tăng lên. Đến nay, có 34 hộ, sản xuất trên 30 hecta. Tất cả các thành viên trong tổ đều thực hiện cải họ cây sầu riêng, vươn lên phát triển kinh tế.

Năm 2013, tỉnh Dak Lak trích ngân sách 345 triệu đồng mua 129.650 con cá giống các loại thả bổ sung, tái tạo nguồn lợi thủy sản trên địa bàn 8 huyện: Lak, Krông Ana, Ea Súp, Cư M’gar, Buôn Đôn, Ea H’leo, Krông Pak và Ea Kar.

Chong đèn cho thanh long ra hoa trái vụ được thực hiện từ lâu, song việc sử dụng đèn sợi tóc với công suất 60 - 75 W tiêu thụ lượng điện rất lớn, dẫn tới chi phí đầu tư cho mỗi hecta cao, giảm tính cạnh tranh. Bên cạnh đó, diện tích thanh long ngày càng tăng đã dẫn tới việc thiếu điện. Giải pháp để tăng thêm diện tích thắp sáng mà không thay đổi công suất thắp, giảm chi phí tiền điện, tăng lợi nhuận là thay thế đèn sợi tóc 60 - 75 W bằng đèn compact 20 - 23 W chống ẩm cho thanh long ra hoa trái vụ.