Giống Cây Ăn Trái Rộng Đầu Ra

Thị trường cây giống ở ĐBSCL đang hút hàng, giá tăng mạnh, nhờ XK thuận lợi sang Campuchia, Lào, Trung Quốc…
Ông Phạm Hồng Sơn, chủ cơ sở sản xuất cây giống Mười Sơn, ấp Sơn Lân, xã Sơn Định (Chợ Lách, Bến Tre) cho biết: Từ đầu năm đến nay, cây giống liên tục tăng giá với mức bình quân khoảng 40 – 60% tùy từng loại giống cây. Sầu riêng loại I từ mức giá 22.000 đ/cây nhảy vọt lên 30.000 – 35.000 đ/cây; xoài loại I từ mức giá 14.000 đ/cây tăng lên 26.000 đ/cây; dừa từ mức 20.000 đ/cây tăng lên 30.000 đ/cây, cam sành từ mức 8.000 đ/cây tăng lên 13.000 đ/cây…
Hiện tại, cây giống loại I đã gần như không còn nguồn để cung ứng theo đơn đạt hàng từ phía thương nhân Trung Quốc, Lào, Campuchia. Tổng sản lượng cây giống đã XK theo đường tiểu ngạch từ đầu năm đến nay ước tính chiếm khoảng 50% trong tổng số khoảng 18 triệu cây giống được các nhà vườn Chợ Lách sản xuất hàng năm.
Cơ sở sản xuất và kinh doanh giống cây ăn trái Thùy Trang, ở Cái Mơn, xã Vĩnh Thành (Chợ Lách, Bến Tre) đã liên kết được với thương nhân người Trung Quốc nên trong thời gian qua đã và đang thu gom số lượng lớn cây giống cho trái ngon như: Măng cụt, sầu riêng, chôm chôm, xoài cát Hòa Lộc, mít…, XK sang Trung Quốc.
Ông Nguyễn Thanh Sơn, chủ cơ sơ sản xuất cây giống Thanh Sơn, ấp Phú Đa, xã Phú Phụng (Chợ Lách, Bến Tre) cho biết thêm: Thương nhân Trung Quốc đang thu mua rất nhiều chủng loại cây giống trái ngon của Việt Nam. Và để đi trót lọt qua các cửa khẩu thì tất cả các cây giống đều gắn nhãn “cây giống kém chất lượng”, khi đó mới được xuất ra nước ngoài. Tất cả cây giống xuất sang Trung Quốc được chở bằng container đến tận cửa khẩu Lạng Sơn, được thương nhân nước ngoài nhận hàng ngay.
Ông Trịnh Văn Bình, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh các loại cây giống và hoa kiểng Bảy Bình, ấp Phú Long, xã Hưng Khánh Trung B (Chợ lách, Bến Tre) cho biết: "Thị trường cây giống hút hàng, giá tăng tăng mạnh, đến mức ngoài tầm kiểm soát của các cơ sở kinh doanh giống cây ăn trái, nên đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của các cơ sở buôn bán cây giống.
Bởi nhiều cơ sở phải chấp nhận thua lỗ để giao đủ số lượng cây giống theo hợp đồng đã ký với các dự án (đầu vụ ký hợp đồng, tạm ứng tiền với giá thấp, đến thời giao cây gống giá tăng cao). Hiện tại, cây giống loại I hầu như đã cạn nguồn, chỉ còn loại II. Vì vậy nếu nhà vườn có nhu cầu mua cây giống phát triển sản xuất thì phải hết sức thận trọng, để tránh mua nhầm giống kém chất lượng".
Có thể bạn quan tâm

“Giá lúa tươi tại ruộng được thương lái mua với giá 4.500 đồng/kg, tăng khoảng 200 đồng/kg so với cách đây 2 tuần. Nhiều nông dân phải chịu cảnh thu hoạch lúa trong mưa dầm dữ dội cũng được an ủi phần nào”, lão nông Phạm Văn Nữa (xã Thường Phước 1, huyện Hồng Ngự tỉnh Đồng Tháp) cho biết vào chiều 14-7.

Theo Kế hoạch của UBND TP.Cao Lãnh (Đồng Tháp), từ năm 2020 - 2030, thành phố sẽ thực hiện Dự án “Phát triển kinh tế địa phương gắn với du lịch”. Hiện nay, dự án mới được triển khai nhưng đã nhận được sự đồng lòng của người dân. Với nỗ lực của địa phương, cộng với lòng dân đồng thuận, dự án đang có nhiều thuận lợi để sớm hình thành, tạo bước phát triển mới cho địa phương.

Sau chuyến công tác tại Philippines tìm hiểu sâu về thị trường lúa gạo, GS.TS. Võ Tòng Xuân cho biết, hiện giá gạo trong tháng 6 ở Philippines đã tăng thêm 2-3 peso/ngày (1USD bằng 40 peso) và hiện nay, giá gạo 25% tấm đạt 27 peso (mức giá gạo do nhà nước bán ra), còn gạo của tư nhân nhập cảng thì thường bán với giá 37- 40 peso.

Vụ sản xuất dưa hấu sớm năm nay thời tiết khá thuận nên năng suất đạt khá cao, bình quân từ 26 tấn đến 30 tấn/ha. Tuy giá dưa thương phẩm đang ở mức thấp nhưng lợi nhuận thu được cũng từ 60 triệu đến 80 triệu đồng/ha chỉ sau 60 ngày gieo trồng và chăm sóc.

Do công suất nhà máy có hạn, trong khi người dân tập trung thu hoạch đồng loạt, nhất là những thời điểm dự báo thời tiết bất lợi như bão lũ nên nhà máy không thu mua hết số sắn thu hoạch được. Người dân bán cho tư thương để tiêu thụ ra ngoài địa phương khoảng 23.000 tấn, làm ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn thu ngân sách địa phương.