Giống bò 3B mang lại hiệu quả kinh tế cao
Nhờ sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và sự quyết tâm cao của các ban, ngành hữu quan đã xây dựng và thực hiện chương trình cải tạo đàn bò. Từ đó, tỷ lệ Zebu hóa đàn bò không ngừng tăng cao, chiếm đa số. Theo Cục Thống kê tỉnh thì năm 2010, tổng đàn bò lai đạt 50,28% và hiện nay ước đạt trên 80%.
Tính đến hết quý 1/2015, tổng đàn bò trong tỉnh là 26.990 con và ước có trên 5.000 bò cái có tỷ lệ máu lai với giống Zebu cao là điều kiện rất thuận lợi cho việc thực hiện chất lượng hóa đàn bò theo hướng sử dụng tinh trùng bò chuyên thịt để gieo phối với bò cái nền lai Zebu tạo con lai F1 có tầm vóc lớn, tỷ lệ thịt xẻ cao và mang lại hiệu quả cho nông dân.
Song song với việc sử dụng các giống bò siêu thịt như: Droughmaster, Charolais... thì gần đây, xu hướng của nhiều trang trại và hộ chăn nuôi đã sử dụng tinh trùng bò chuyên thịt 3B (Belgian Blue Breed) để phối với bò cái nền lai Zebu tạo con lai F1 với 50% tỷ lệ máu lai bò 3B đã tạo nên con lai nuôi thương phẩm có giá trị kinh tế cao, trọng lượng thịt lớn và được thị trường rất ưa chuộng.
Ưu điểm nổi bật của giống bò 3B là trọng lượng lớn, con đực trưởng thành nặng khoảng 1.100 - 1.200kg/con, con cái nặng 750 - 800kg/con, tăng trọng nhanh. Nếu chăm sóc tốt cho tăng trưởng bình quân 1,3kg/con/ngày, tỷ lệ thịt xẻ cao (đạt 70% và sản phẩm thịt thơm ngon. Việc sử dụng tinh trùng bò 3B phối với bò cái lai Zebu sẽ tạo ra con lai có khả năng sinh trưởng tốt, phàm ăn và đạt năng suất khá cao. Sinh sản của bê lai F1 có trọng lượng sơ sinh bình quân đạt 29 - 31,5kg/con, bê phàm ăn, dễ nuôi, tăng trọng nhanh (bình quân 25kg/tháng).
Bình quân mỗi con bò lai 3B ở 18 tháng tuổi đạt trọng lượng 400 - 450kg, nặng hơn bò đực trưởng thành Brahman nên cho giá trị kinh tế không nhỏ. Theo giá bán bình quân tại các tỉnh Đông Nam bộ hiện ở mức 70 - 80 ngàn đồng/kg bò hơi thì mỗi con bò trị giá trên 30 triệu đồng trong vòng 18 tháng chăm sóc và nuôi dưỡng đúng kỹ thuật.
Như vậy, với sự sinh trưởng và tăng trọng tốt, trọng lượng lớn, dễ nuôi... giống bò 3B đang được người nông dân nhiều nơi quan tâm đầu tư và sẽ là hướng đi tốt cho người chăn nuôi Bình Phước khi có hướng chuyển sang đầu tư chăn nuôi gia súc lấy thịt. Để giúp người chăn nuôi trong tỉnh sớm tiếp cận được nguồn giống bò siêu thịt 3B nhằm phối lai tạo ra bò F1 thì việc thụ tinh nhân tạo nên sớm chủ động tìm nguồn để cung cấp cho thị trường và đẩy mạnh tuyên truyền để nông dân nhiều nơi có cơ hội nắm bắt và tiếp cận.
Có thể bạn quan tâm

Hàng trăm lao động tại miền biển Sông Đốc cũng có thêm việc làm thời vụ nhờ phơi cá cơm thuê cho doanh nghiệp, mỗi ngày công từ 100-150 ngàn đồng/người.

Vùng cát hoang sơ ở Phong Điền (Thừa Thiên Huế) ngày nào nay trở thành vùng nuôi tôm sôi động. Ngư dân bao đời chỉ biết bủa lưới giăng câu, giờ biết thêm nghề nuôi tôm với khát vọng làm giàu chính đáng trên quê hương.

Hiện nay, nhiều hộ chăn nuôi ở Yên Thế đã thành công với mô hình nuôi gà chọi thương phẩm. Vợ chồng anh Đào Văn Hải, chị Thân Thị Thùy ở thôn Tân Sỏi, xã Đồng Tâm, huyện Yên Thế (Bắc Giang) là một hộ điển hình.

Ngày 18/12, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Kim Bôi (Hòa Bình) đã tổ chức hội nghị đánh giá kết quả mô hình chăn nuôi gà bán chăn thả tại xã Kim Bình và Bắc Sơn.

Anh là Tải Văn Lý, dân tộc Xa Phó, ở xã Tân Bắc, huyện Bắc Quang, Hà Giang. Với mô hình nuôi ếch, từ nghèo khó giờ đây anh Lý thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm.