Giới Thiệu Tàu Cá Vỏ Composite Cho Ngư Dân

Ngày 8/9, tại TP Tuy Hòa, Công ty TNHH Tư vấn và đóng tàu Việt - Nhật (Công ty Yanmar) phối hợp với Sở NN-PTNT Phú Yên tổ chức giới thiệu tàu câu cá ngừ đại dương kiêm chụp mực, vây, rê có vỏ bằng vật liệu FRP (composite) cho hơn 50 ngư dân trong tỉnh.
Tàu do Viện Nghiên cứu chế tạo tàu thủy (Trường đại học Nha Trang) chế tạo theo đơn đặt hàng của Công ty Yanmar, vốn đầu tư khoảng 6 tỉ đồng. Tàu dài hơn 18m, rộng 4,5m và cao 2,5m, công suất 350CV với tốc độ trung bình 11,5 hải lý/giờ, có khả năng hoạt động an toàn trong điều kiện sóng gió cấp 8. Ngoài ra, tàu có 9 hầm bảo quản lạnh, hệ thống chứa nhiên liệu dung tích 6.000 lít, két chứa nước ngọt 3.000 lít, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của ngư dân và đảm bảo cho tàu hoạt động liên tục trong 20 ngày.
Đây là tàu vỏ composite đầu tiên nằm trong chương trình hiện đại hóa tàu cá, nâng cao thu nhập cho ngư dân và phát triển ngành khai thác thủy sản Việt Nam của Công ty Yanmar. Dự kiến, Công ty Yanmar đóng khoảng 180 tàu vỏ composite nhằm đầu tư thí điểm khai thác cá ngừ đại dương tại 3 tỉnh Phú Yên, Bình Định và Khánh Hòa theo mô hình công ty đánh cá cổ phần. Phía Công ty Yanmar chuyển giao công nghệ khai thác, bảo quản, quản lý chất lượng cá ngừ và cam kết bao tiêu, xuất khẩu toàn bộ sản phẩm với giá cá ngừ đông lạnh dự kiến khoảng 190.000 đến 200.000 đồng/kg.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 24/10, huyện Quảng Điền phối hợp với Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức tổng kết dự án “Huy động sự tham gia của người dân để bảo vệ môi trường phá Tam Giang”.

Việc thu hoạch rẹm chỉ trong thời gian từ 7 đến 10 ngày, không chỉ giúp nông dân vùng chuyển đổi sản xuất bảo vệ được vuông tôm, ruộng lúa, mà từ nguồn lợi được thiên nhiên ưu đãi, việc giăng bắt rẹm sẽ giúp cho người dân có thêm nguồn thu nhập cải thiện cuộc sống.

Chi cục Thủy sản, Sở NN&PTNT vừa tổ chức Hội thảo đầu bờ trình diễn kết quả mô hình “Nuôi cá rô phi hồng thương phẩm” tại hộ ông Đặng Thanh Vân, thị trấn Bình Minh, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình cho các cán bộ kỹ thuật, quản lý và một số hộ nuôi trồng thủy sản vùng bãi bồi ven biển Kim Sơn nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của mô hình.

Ba điểm khi xuất khẩu nông thủy sản sang Phần Lan và Bắc Âu: Cập nhật thường xuyên các tiêu chuẩn Châu Âu; An toàn vệ sinh thực phẩm tại các nhà máy chế biến, sức khỏe cho người lao động; Bao bì nhãn mác.

“Chúng tôi hiểu tầm quan trọng của hệ thống nuôi có trách nhiệm với tác động tối thiểu đến môi trường và xã hội. Với chứng nhận ASC, chúng tôi sẽ có thể chứng minh cho khách hàng của mình thấy trại nuôi của chúng tôi được quản lý một cách có trách nhiệm. Chứng nhận ASC mang lại những cơ hội mới.”- theo ông Ngô Quốc Tuấn, phó chủ tịch Quốc Việt.