Giới Thiệu Giống Lúa Mới Để Gieo Trồng Tại Huyện Thanh Thủy

UBND huyện Thanh Thủy vừa phối hợp với Công ty cổ phần giống cây trồng Trung ương tổ chức hội nghị giới thiệu giống lúa thuần Thiên ưu 8 và một số giống cây trồng mới vào địa bàn huyện.
Tại hội nghị, đại diện Công ty cổ phần giống cây trồng Trung ương giới thiệu về đặc điểm, cách gieo trồng, chăm sóc giống lúa thuần thế hệ mới Thiên ưu 8.
Đây là giống lúa do Công ty nghiên cứu, chọn tạo, có tiềm năng năng suất cao, chất lượng tốt, thời gian sinh trưởng ngắn, gieo cấy được cả 2 vụ trong năm, có khả năng chống đổ tốt, chịu rét, chịu thâm canh, chống chịu khá với các loại sâu bệnh hại chính, chất lượng gạo ngon, triển vọng để thay thế giống Khang dân 18, Q5 và một số giống lúa thuần khác dễ nhiễm bệnh.
Đồng thời, công ty cũng giới thiệu một số sản phẩm nông nghiệp có giá trị kinh tế cao, đã được áp dụng thành công ở nhiều địa phương như giống lúa TH3-4, Ngô NSC 87, ngô nếp lai F1 HN88, HN68, các loại rau, quả…
Việc nghiên cứu đưa giống lúa thuần thế hệ mới Thiên ưu 8 và một số giống cây củ quả mới vào địa bàn huyện là chủ trương lớn của huyện Thanh Thủy trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, lựa chọn những giống mới có ưu thế về năng suất, chất lượng phục vụ sản xuất nông nghiệp, góp phần phát triển kinh tế - xã hội trong những năm tới.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay một số địa phương thuộc các huyện Thới Lai, Cờ Đỏ... (TP Cần Thơ) lúa thu đông gieo sạ sớm đã vào mùa thu hoạch.

Lạng Sơn là một trong những tỉnh có phong trào chăn nuôi lợn phát triển ở các tỉnh vùng núi phía Bắc, với tổng đàn hơn 349.000 con, cung cấp ra thị trường mỗi năm khoảng 80.000 tấn thịt lợn hơi.

Gia đình anh Lâm có 3 công đất trồng mía, năm ngoái sản lượng đạt 14 tấn/công, năm nay chỉ đạt 11 tấn/công. Trong khi đó, giá mía năm trước từ 1.000 – 1.100 đ/kg mía bó, lời được khoảng 3 triệu đồng/công. Năm nay bán 1 công mía thu được 10 triệu, trừ hết chi phí còn 3 triệu mà làm trong 8- 9 tháng.

Qua khảo sát đoàn đã chọn được 4 điểm có diện tích đất, nguồn nước sạch phù hợp tại phường Mỹ Phước, gồm: Hộ gia đình Trịnh Phước Lộc (khu phố 1), Nguyễn Thị Như Hoa (khu phố 1), Huỳnh Thanh Hai (khu phố 3) và Trần Văn Dũng (khu phố 4). Các hộ này sẽ được Sở Khoa học - Công nghệ đầu tư hạt giống, chậu trồng, lưới che, phân bón, kỹ thuật trồng và chăm sóc…

Có thể nói, ở Việt Nam, kỹ sư Thái được xem là người tiên phong trong việc trồng lan denro, một loại lan được xem là khó tính và khó trồng nhất ở Việt Nam hiện nay, với diện tích lớn mang lại hiệu quả kinh tế cao.