Giới Thiệu Giống Lúa Mới Để Gieo Trồng Tại Huyện Thanh Thủy

UBND huyện Thanh Thủy vừa phối hợp với Công ty cổ phần giống cây trồng Trung ương tổ chức hội nghị giới thiệu giống lúa thuần Thiên ưu 8 và một số giống cây trồng mới vào địa bàn huyện.
Tại hội nghị, đại diện Công ty cổ phần giống cây trồng Trung ương giới thiệu về đặc điểm, cách gieo trồng, chăm sóc giống lúa thuần thế hệ mới Thiên ưu 8.
Đây là giống lúa do Công ty nghiên cứu, chọn tạo, có tiềm năng năng suất cao, chất lượng tốt, thời gian sinh trưởng ngắn, gieo cấy được cả 2 vụ trong năm, có khả năng chống đổ tốt, chịu rét, chịu thâm canh, chống chịu khá với các loại sâu bệnh hại chính, chất lượng gạo ngon, triển vọng để thay thế giống Khang dân 18, Q5 và một số giống lúa thuần khác dễ nhiễm bệnh.
Đồng thời, công ty cũng giới thiệu một số sản phẩm nông nghiệp có giá trị kinh tế cao, đã được áp dụng thành công ở nhiều địa phương như giống lúa TH3-4, Ngô NSC 87, ngô nếp lai F1 HN88, HN68, các loại rau, quả…
Việc nghiên cứu đưa giống lúa thuần thế hệ mới Thiên ưu 8 và một số giống cây củ quả mới vào địa bàn huyện là chủ trương lớn của huyện Thanh Thủy trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, lựa chọn những giống mới có ưu thế về năng suất, chất lượng phục vụ sản xuất nông nghiệp, góp phần phát triển kinh tế - xã hội trong những năm tới.
Có thể bạn quan tâm

Mặc dù, giá chanh năm nay thấp hơn năm trước nhưng người trồng chanh vẫn có lãi cao nhờ áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất nên năng suất luôn ổn định và cho trái quanh năm. Theo ông Nông, mỗi tháng gia đình ông thu lãi 10 triệu đ/0,5 ha.

Đối với quả vải, Bộ đang đàm phán với Nhật Bản, bởi một loại quả của Việt Nam muốn vào được thị trường của một nước phát triển phải qua rất nhiều công đoạn, phải được họ chấp nhận.

Sau hơn 4 năm áp dụng đệm lót sinh học (ĐLSH) vào chăn nuôi, bước đầu nhận thấy mô hình đem lại hiệu quả trong việc giúp nông dân giảm thiểu ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, chi phí thức ăn, công chăm sóc, giúp vật nuôi tăng trọng nhanh... Tuy nhiên, việc nhân rộng mô hình này vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

Gần đây trên địa bàn huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn, một số diện tích ngô xuân đã xuất hiện bệnh “lùn cây ngô” mà không rõ nguồn gốc của bệnh. Đây là loại bệnh lần đầu tiên xuất hiện trên địa bàn nên đã khiến nhiều người trồng ngô nơi đây hoang mang, lo lắng.

Chia sẻ trên tờ Dân Việt, ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết: “Việc nhập khẩu ngô tăng vọt trong thời gian qua chủ yếu là do, chăn nuôi tập trung theo quy mô công nghiệp trong nước tăng, trong khi nguồn nguyên liệu trong nước lại giảm do khó mở rộng diện tích trồng ngô”.