Giới thiệu công nghệ ương giống cá chình bông

Thông qua việc giới thiệu các mô hình ương nuôi cá chình bông có hiệu quả, hội nghị đã thu hút sự quan tâm của đông đảo nông dân bởi nguồn giống chất lượng, phù hợp với điều kiện sản xuất tại địa phương. Các vấn đề vướng mắc trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cá được cơ quan quản lý giải đáp kịp thời. Cá chình được coi là đối tượng nuôi phổ biến của người dân Cà Mau, cá thương phẩm có giá thành cao và tương đối ổn định.
Hiện nay, tỉnh Cà Mau có diện tích nuôi cá chình trên 500 ha. Kế hoạch phát triển đến năm 2020, diện tích nuôi loại thủy sản này sẽ trên 1.000 ha. Vì vậy, nhu cầu sử dụng con giống có chất lượng sẽ rất lớn. Tuy nhiên, thời gian qua phần đông người nuôi phải mua cá giống từ nhiều nguồn, chất lượng không đảm bảo. Những thành công trong kỹ thuật ương nuôi giống cá chình bông của Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III đã mở ra cơ hội mới cho sự phát triển của nghề nuôi cá chình thương phẩm tại Cà Mau.
Có thể bạn quan tâm

Tiết kiệm tối đa nhân công, thời gian tưới nước, chi phí mua nhiên liệu chạy máy bơm… do hệ thống phun tưới tự động mang lại, đã khiến một bộ phận nông dân Lý Sơn (Quảng Ngãi) trở thành những chủ nhân của công nghệ tưới nước hiện đại này trên ruộng của mình.

Tại hội nghị tổng kết dự án “Ứng dụng hệ thống chất lượng xây dựng vùng sản xuất nhãn xuồng đạt tiêu chuẩn VietGAP tại xã Hòa Hiệp, huyện Xuyên Mộc” diễn ra hôm 4-12, hầu hết ý kiến của các đại biểu đều cho rằng, nếu dự án này được triển khai rộng rãi thì người dân sẽ được lợi nhiều mặt.

Ngoài ra, để góp phần vào sự phát triển bền vững của lĩnh vực nông nghiệp, các ngành hữu quan đã xây dựng nhiều mô hình quản lý rầy nâu bằng biện pháp sinh học kết hợp công nghệ sinh thái, mô hình sản xuất lúa sử dụng phân hữu cơ...

Theo kế hoạch, vụ Đông Xuân 2013-2014 bắt đầu triển khai xuống giống trà 1 vào ngày 25/12. Thế nhưng, nhiều nông dân huyện Duy Xuyên tỉnh Quảng Nam vẫn loay hoay với nỗi lo thiếu giống và tình hình vật tư nông nghiệp tăng cao.

Thời gian gần đây, cây mít Thái được trồng ở huyện Chơn Thành (Bình Phước) bị bệnh sâu đục trái, gây thối nhũn làm giảm năng suất, chất lượng trái. Đồng thời giá mít rớt mạnh gây thiệt hại nặng về kinh tế cho nông dân.