Giới thiệu công nghệ ương giống cá chình bông

Thông qua việc giới thiệu các mô hình ương nuôi cá chình bông có hiệu quả, hội nghị đã thu hút sự quan tâm của đông đảo nông dân bởi nguồn giống chất lượng, phù hợp với điều kiện sản xuất tại địa phương. Các vấn đề vướng mắc trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cá được cơ quan quản lý giải đáp kịp thời. Cá chình được coi là đối tượng nuôi phổ biến của người dân Cà Mau, cá thương phẩm có giá thành cao và tương đối ổn định.
Hiện nay, tỉnh Cà Mau có diện tích nuôi cá chình trên 500 ha. Kế hoạch phát triển đến năm 2020, diện tích nuôi loại thủy sản này sẽ trên 1.000 ha. Vì vậy, nhu cầu sử dụng con giống có chất lượng sẽ rất lớn. Tuy nhiên, thời gian qua phần đông người nuôi phải mua cá giống từ nhiều nguồn, chất lượng không đảm bảo. Những thành công trong kỹ thuật ương nuôi giống cá chình bông của Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III đã mở ra cơ hội mới cho sự phát triển của nghề nuôi cá chình thương phẩm tại Cà Mau.
Có thể bạn quan tâm

Ngành nông nghiệp tỉnh sẽ khuyến cáo bà con giảm dần diện tích trồng hành ở mức độ hợp lý để đảm bảo cung cầu. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Sóc Trăng cho biết, trước thực trạng sản phẩm hành tím Vĩnh Châu gặp khó khăn đầu ra trong 2 niên vụ liên tiếp gần đây nhất, tỉnh sẽ có kế hoạch tổ chức lại sản xuất vùng này trong các niên vụ sắp tới.

Những ngày qua, hàng trăm nông dân ở xã Long Vĩnh, huyện Châu Thành (Tây Ninh) rơi vào cảnh “dở khóc, dở cười” khi mà khoảng 60 ha ớt hiểm được trồng trong vụ ớt năm nay cho hoa nhiều hơn trái!

Xuất phát từ nhu cầu trồng trọt bằng giống cây sạch bệnh, chất lượng cao nên việc ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô thực vật cung cấp cho nông dân đang trở thành xu hướng phát triển ở nhiều tỉnh, thành. Tại Bình Thuận, Trung tâm Thông tin & Ứng dụng KHCN Bình Thuận (Sở Khoa học - Công nghệ) hiện là đơn vị đi đầu và làm chủ công nghệ nhân giống cây trồng bằng phương pháp nuôi cấy mô thực vật.

Những ngày này đang bước vào thời điểm chính của vụ thu hoạch ớt, nên lượng ớt thu mua hàng ngày tại các đại lý rất lớn. Ông Trương Chiến, ở thôn Hổ Tiếu, xã Nghĩa Hà, T.p Quảng Ngãi - một trong những điểm thu mua ớt lớn nhất nhì trong tỉnh cho biết: Vào đầu vụ thu hoạch là từ tháng 3, lượng ớt mua của người dân chỉ từ 20 - 30 tấn/ngày. Riêng hơn 2 tuần nay lên đến 60 tấn/ngày.

Hàng trăm hộ nông dân huyện Krông Ana (tỉnh Đắk Lắk) đang lỗ nặng vì đua nhau chuyển đổi lúa, bắp sang trồng khoai lang tím Nhật Bản.