Giỏi Kỹ Thuật, Nuôi Vịt Thắng Lớn

Đến xã Yên Thái, huyện Yên Mô (Ninh Bình) hỏi thăm ông Mai Văn Thành ai cũng biết, vì nhiều năm trở lại đây, ông nổi tiếng nhờ tài chăn nuôi vịt, cá, có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.
Ông Thành bảo: “Ở vùng đất “chiêm khê, mùa thối” này, không mạnh dạn đầu tư vào chăn nuôi mà cứ trông vào cây lúa, củ khoai thì khó mà thoát nghèo được”. Ông kể về quá trình gian nan làm kinh tế của mình: Năm 1983, sau khi xuất ngũ trở về, ông lập gia đình.
Cha mẹ 2 bên đều nghèo cho được 4,5 sào đất lúa cày cấy lấy lương thực nuôi con. Hai vợ chồng chịu khó làm đêm, làm ngày, hết cấy lúa chuyển sang trồng ngô, khoai nhưng, mất mùa thường xuyên nên chả đủ ăn. Nếu cứ bám lấy ruộng đồng khó thoát được nghèo đói, ông Thành bàn với vợ mua vịt về nuôi bán thịt. Nhờ đồng vốn hỗ trợ từ Quỹ Hỗ trợ nông dân xã Yên Thái, đầu năm 2000, ông Thành đầu tư mua được hơn 100 con vịt giống về nuôi.
Nhờ chịu khó tìm tòi, học hỏi, áp dụng tiến bộ kỹ thuật nên nuôi lứa vịt nào ông cũng thành công, không bị dịch bệnh đe dọa. Đầu năm 2014 vừa qua, ông Thành tiếp tục đầu tư lớn, mua thêm hơn 1.000 vịt đẻ và 500 vịt thịt thương phẩm.
Ông Thành khoe: “Hiện đàn vịt đang sinh trưởng tốt, vịt đã cho trứng thường xuyên, với giá trứng hiện đang là 2.600 đồng/quả, tính ra tiền bán trứng mỗi ngày cũng bỏ túi gần 3 triệu đồng, cộng với việc thu bán vịt thịt và hơn 2 mẫu ao cá truyền thống vào cuối năm, trừ chi phí tôi cũng có gần 200 triệu đồng đấy”.
Ông Thành cho biết: “Trong thời nhiều dịch như hiện nay, người chăn nuôi phải được trang bị đầy đủ kiến thức kỹ thuật thì mới giúp đàn vật nuôi tránh dịch bệnh được. Như hộ nhà tôi đây, nói không sai chứ hàng chục năm nuôi gia cầm đến nay chưa lần nào bị dịch bệnh đe dọa đâu”. Chia sẻ về kinh nghiệm chăn nuôi, ông Thành cho hay: Trong chăn nuôi vịt và cá, khâu quyết định nhất vẫn là chọn giống tốt và phòng dịch bệnh. Nếu coi nhẹ 2 khâu đó coi như cầm chắc thất bại đấy.
Bà con muốn mua vịt, cá hay tư vấn kỹ thuật liên hệ với ông Mai Văn Thành qua số điện thoại: 01689320514.
Có thể bạn quan tâm

Để có thể làm giàu và đổi đời được với nghề nuôi tôm, nhất là nuôi tôm công nghiệp thật không hề dễ dàng như nhiều người hằng mơ ước, nhưng cũng không hẳn quá khó khăn đến nỗi không thể vươn tới. Bằng chứng là trong số hàng vạn người nuôi tôm nói chung và nuôi tôm công nghiệp nói riêng, đã có không ít người thành công. Vì sao họ có thể thành công như thế?.

Ngày 24/4, Hiệp hội Thủy sản tỉnh Đồng Tháp tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ III, nhiệm kỳ 2015-2020. Theo Hiệp hội Thủy sản, tính đến cuối năm 2014, vùng nuôi thủy sản tỉnh đạt 7.600ha, sản lượng 474.500 tấn, kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt trên 541 triệu USD (tăng 3,6 lần so với đầu nhiệm kỳ), sản phẩm cá tra có mặt gần 100 thị trường trên thế giới. Hiệp hội tham gia tích cực vào Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh;

Huyện Phù Cát (tỉnh Bình Định) hiện có 1.023 tàu thuyền, tổng công suất 112.898 CV, tăng 14.436 CV so với cùng kỳ năm trước. Trong số 365 tàu có công suất 90 CV trở lên, có 294 tàu được tỉnh phê duyệt đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu đánh bắt xa bờ. Trong đó có 53 tàu trực tiếp khai thác đánh bắt xa bờ, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc, đã được hỗ trợ hơn 16 tỉ đồng với 275 chuyến biển.
Tôm giống sạch bệnh EMS chỉ đóng góp 50% khả năng thành công nhưng tôm giống nhiễm bệnh EMS có thể tạo ra gần 100% khả năng thất bại. Chính vì thế, siết chặt chất lượng con giống sẽ là bước đầu tiên quyết định sự thành công của vụ nuôi.

Sau khi thu hoạch dứt điểm lúa mùa vào cuối tháng 2, nông dân huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang tập trung cải tạo đồng ruộng tiếp tục thả tôm nuôi với tổng diện tích gần 40.000 ha. Tuy nhiên, từ đầu vụ đến nay có khoảng 6.000 ha tôm nuôi bị thiệt hại từ 50% trở lên, trong đó hơn 140 ha thiệt hại 100% do ảnh hưởng thời tiết khô hạn, độ mặn cao, thiếu nước và những yếu tố bất lợi khác.