Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giỏi Kỹ Thuật, Nuôi Vịt Thắng Lớn

Giỏi Kỹ Thuật, Nuôi Vịt Thắng Lớn
Ngày đăng: 11/09/2014

Đến xã Yên Thái, huyện Yên Mô (Ninh Bình) hỏi thăm ông Mai Văn Thành ai cũng biết, vì nhiều năm trở lại đây, ông nổi tiếng nhờ tài chăn nuôi vịt, cá, có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.

Ông Thành bảo: “Ở vùng đất “chiêm khê, mùa thối” này, không mạnh dạn đầu tư vào chăn nuôi mà cứ trông vào cây lúa, củ khoai thì khó mà thoát nghèo được”. Ông kể về quá trình gian nan làm kinh tế của mình: Năm 1983, sau khi xuất ngũ trở về, ông lập gia đình.

Cha mẹ 2 bên đều nghèo cho được 4,5 sào đất lúa cày cấy lấy lương thực nuôi con. Hai vợ chồng chịu khó làm đêm, làm ngày, hết cấy lúa chuyển sang trồng ngô, khoai nhưng, mất mùa thường xuyên nên chả đủ ăn. Nếu cứ bám lấy ruộng đồng khó thoát được nghèo đói, ông Thành bàn với vợ mua vịt về nuôi bán thịt. Nhờ đồng vốn hỗ trợ từ Quỹ Hỗ trợ nông dân xã Yên Thái, đầu năm 2000, ông Thành đầu tư mua được hơn 100 con vịt giống về nuôi.

Nhờ chịu khó tìm tòi, học hỏi, áp dụng tiến bộ kỹ thuật nên nuôi lứa vịt nào ông cũng thành công, không bị dịch bệnh đe dọa. Đầu năm 2014 vừa qua, ông Thành tiếp tục đầu tư lớn, mua thêm hơn 1.000 vịt đẻ và 500 vịt thịt thương phẩm.

Ông Thành khoe: “Hiện đàn vịt đang sinh trưởng tốt, vịt đã cho trứng thường xuyên, với giá trứng hiện đang là 2.600 đồng/quả, tính ra tiền bán trứng mỗi ngày cũng bỏ túi gần 3 triệu đồng, cộng với việc thu bán vịt thịt và hơn 2 mẫu ao cá truyền thống vào cuối năm, trừ chi phí tôi cũng có gần 200 triệu đồng đấy”.

Ông Thành cho biết: “Trong thời nhiều dịch như hiện nay, người chăn nuôi phải được trang bị đầy đủ kiến thức kỹ thuật thì mới giúp đàn vật nuôi tránh dịch bệnh được. Như hộ nhà tôi đây, nói không sai chứ hàng chục năm nuôi gia cầm đến nay chưa lần nào bị dịch bệnh đe dọa đâu”. Chia sẻ về kinh nghiệm chăn nuôi, ông Thành cho hay: Trong chăn nuôi vịt và cá, khâu quyết định nhất vẫn là chọn giống tốt và phòng dịch bệnh. Nếu coi nhẹ 2 khâu đó coi như cầm chắc thất bại đấy.

Bà con muốn mua vịt, cá hay tư vấn kỹ thuật liên hệ với ông Mai Văn Thành qua số điện thoại: 01689320514.


Có thể bạn quan tâm

Mô Hình Giúp Sản Xuất Hiệu Quả Mô Hình Giúp Sản Xuất Hiệu Quả

Ông Đoàn Thành Chung, Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp 1 Nhơn Lộc (An Nhơn - Bình Định) cho biết: “Được sự giúp đỡ của UBND huyện, vụ đông xuân 2009 – 2010, chúng tôi triển khai mô hình “Cùng nông dân ra đồng” với 85 gia đình tham gia, diện tích sản xuất 8,3ha

07/03/2011
Cần Đánh Thức Nguồn Lợi Tôm Càng Xanh Cần Đánh Thức Nguồn Lợi Tôm Càng Xanh

Tôm càng xanh là loài thủy sản không xa lạ với người dân Cà Mau. Từ khi chuyển dịch từ trồng lúa sang nuôi tôm sú, con tôm càng xanh ít được người dân chú trọng

04/03/2011
Nuôi Lợn Sạch, Thu Lãi Cao Nuôi Lợn Sạch, Thu Lãi Cao

Nghe nhiều về mô hình nuôi lợn sạch của chị Nguyễn Thị Mỹ, chúng tôi tìm về thôn Kế Sung, xã Phú Diên, huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế để tìm hiểu.

11/02/2012
Mở Rộng Diện Tích Trồng Màu Xen Mía Mở Rộng Diện Tích Trồng Màu Xen Mía

Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, đem lại giá trị kinh tế cao và bù đắp một phần tổn thất trong vụ mía vừa qua, trong niên vụ mía 2011-2012, nông dân vùng mía nguyên liệu huyện Phụng Hiệp tập trung phát triển diện tích rau màu ngắn ngày xen với cây mía, đây được xem là mô hình “lấy ngắn nuôi dài” mang lại hiệu quả cao.

10/02/2012
Người Nuôi Tôm Cần Đề Phòng Những Cơn Mưa Trái Vụ Ở Cà Mau Người Nuôi Tôm Cần Đề Phòng Những Cơn Mưa Trái Vụ Ở Cà Mau

Những cơn mưa lớn xuất hiện đột ngột trong những ngày qua làm môi trường ao nuôi tôm biến động, tạo điều kiện thuận lợi cho các loài vi khuẩn, vi-rút phát triển gây bất lợi cho tôm nuôi, đặc biệt ở loại hình nuôi tôm công nghiệp (NTCN). Đồng thời cũng tạo điều kiện cho các loại bệnh lạ xuất hiện và phát sinh trên diện rộng như bệnh gan tụy.

13/02/2012