Gieo Cấy Được 9.779 Ha Lúa Tại Các Xã Vùng Tôm - Lúa

Sau khi thu hoạch tôm sú và tôm thẻ chân trắng, tính đến nay, nông dân các xã vùng tôm - lúa của huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) đã gieo cấy được 9.779 ha lúa, đạt 88,9% so kế hoạch, các xã có diện tích xuống giống đạt chỉ tiêu từ 100% trở lên là: Thạnh Phú, Gia Hòa 2, Tham Đôn, Thạnh Quới. Ngoài các giống lúa chủ lực như: ST5, OM 4900, OM 6162… năm nay nông dân còn chọn các giống ngắn ngày có khả năng chịu mặn để đưa vào sản xuất.
Ngay từ đầu vụ, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mỹ Xuyên khuyến cáo nông dân nên tuân thủ lịch thời vụ, chuyển đổi cơ cấu giống từ lúa mùa địa phương có thời gian sinh trưởng dài ngày, năng suất, chất lượng thấp sang các giống đặc sản hoặc các giống cao sản ngắn ngày cho năng suất cao, chất lượng gạo tốt.
Vùng tôm – lúa huyện Mỹ Xuyên được đánh giá là vùng lúa có chất lượng cao, ít tốn chi phí nên hiệu quả kinh tế mang lại cho nông dân cao hơn vùng chuyên lúa, do bà con ít sử dụng phân hóa học và hạn chế thấp nhất sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
Có thể bạn quan tâm

Từ ngày 2 đến 8.12, tại Bắc Ninh, Báo Nông Thôn Ngày Nay (NTNN) phối hợp Sở Công Thương Bắc Ninh, Hội Nông dân tỉnh Bắc Ninh tổ chức Hội chợ Công thương, Nông sản an toàn miền Bắc 2015. Đây không chỉ đơn thuần là dịp để người bán- người mua gặp gỡ nhau, m

áng 24.12, tại Thái Nguyên, Trung tâm Khuyến nông quốc gia đã tổ chức sơ kết Dự án “Xây dựng mô hình cải tạo chất lượng đàn bò địa phương bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo và vỗ béo bò thịt trong nông hộ” và “Chăn nuôi trâu sinh sản quy mô nông hộ”.

Dự án “Hỗ trợ xây dựng quản lý rủi ro nông nghiệp thông qua liên kết công – tư ở Việt Nam” do Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD), đại diện IPSARD đã đưa ra đề xuất mô hình bảo hiểm cho cây cà phê tại Tây Nguyên.

Báo cáo của Ban chỉ đạo xây dựng NTM tỉnh Lâm Đồng, 100% số xã trên địa bàn đã có đề án phát triển sản xuất được phê duyệt và đang triển khai thực hiện, tập trung vào các lĩnh vực phát triển sản xuất công nghệ cao đối với rau, hoa, chè, cà phê, cây đặc sản, bò sữa,...

Thống kê chưa đầy đủ của hai tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau cho thấy diện tích lúa bị thiệt hại lên đến trên 10.000 ha. Điều đáng nói diện tích này chưa dùng lại mà có khả năng tăng từng ngày do nắng nóng, trời ít mưa, xâm nhập mặn.