Giàu Từ Giống Mít Quý

Ông Trần Văn Phước ở ấp Nhơn Thọ, xã Nhơn Ái, huyện Phong Điền - TP. Cần Thơ là người tiên phong trong việc chuyển đổi vườn tạp sang trồng mít.
Ông Phước cho biết, trước khi chuyển đổi sang trồng mít, ông đã thử nghiệm trồng nhiều loại cây như xoài, vú sữa, sầu riêng nhưng thu nhập rất thất thường vì giá cả không ổn định. Từ năm 1999, ông mạnh dạn chuyển hẳn sang trồng 100 gốc mít. Vườn mít của ông sau khi trồng được hơn 1 năm thì bắt đầu cho ra khoảng 15 trái/cây.
Trồng mít ruột đỏ mau cho trái và chi phí chăm sóc cũng không đáng kể. Mặc dù, mít ruột đỏ có nhiều ưu điểm so với các loài mít Thái, mít nghệ cao sản nhưng năng suất còn hạn chế và hay bị sâu đục trái.
Trong số trăm cây mít ruột đỏ trong vườn có một cây cho trái rất sai, trái mít da màu xanh. Đặc biệt, khi chín trái rất thơm, múi tròn trịa, màu vàng cam, ít xơ, hạt nhỏ, vị ngọt lịm. Cây mít này cho trái quanh năm nên gia đình ông Phước đặt tên là mít “tứ quý da xanh” và đã nhân giống ra trồng.
Từ khi phát hiện được cây mít quý, ông Phước đã nhân giống và chuyển 10 công ruộng lúa sang trồng 700 gốc mít tứ quý da xanh. Ông bộc bạch: “Tôi rất kỹ trong khâu chọn giống vì sẽ quyết định tất cả”. Cần cù trong việc chăm sóc và áp dụng đúng kỹ thuật canh tác nên vườn mít da xanh của ông vẫn đang giao cành, phát tán thật đẹp.
Cây mít tứ quý da xanh trồng hai năm cho trái. Hiện nay, giá bán mít tứ quý 10.000 đ/kg, cao hơn mít ruột đỏ từ 1.000 - 1.500 đ/kg. Mỗi gốc mít chỉ cần 10 trái cũng bỏ túi hơn 1.000.000 đồng/cây. Ngoài ra, ông còn nhân giống mít quý này để cung cấp giống cho các nhà vườn. Mỗi năm, vườn mít của ông Phước cho thu nhập hàng chục triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm

Những năm trước đây, mặc dù nông dân trồng khoai lang ở huyện Châu Thành (Đồng Tháp) bao phen lao đao với khoai lang tím Nhật. Tuy nhiên, đến hẹn lại lên, khi giá khoai “sốt” mạnh, bà con nông dân tiếp tục trồng khoai lang tím trở lại, dù lòng vẫn canh cánh nỗi lo.

Trong vụ mùa trồng khoai môn cuối năm 2013, đầu năm 2014 thời tiết diễn biến phức tạp khiến cho nhiều diện tích trồng khoai môn của nông dân huyện Vĩnh Linh bị nhiễm bệnh, ảnh hưởng không nhỏ đến sản lượng khi thu hoạch.

Hướng đến SX sạch, nâng cao giá trị sản phẩm, bảo vệ môi trường và ATVSTP, đó là lợi ích từ mô hình trồng tiêu theo tiêu chuẩn GlobalGAP.

Nhờ đầu tư đồng bộ nhiều khâu nên năng suất và chất lượng dưa hấu ở huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam đã tăng cao so với trước đây.

Theo kết quả phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trong mẫu dâu tây Đà Lạt mới đây cho thấy, đến thời điểm này, không phát hiện mẫu dâu tây nào có chứa dư lượng thuốc BVTV vượt ngưỡng.