Giàu Từ Giống Mít Quý

Ông Trần Văn Phước ở ấp Nhơn Thọ, xã Nhơn Ái, huyện Phong Điền - TP. Cần Thơ là người tiên phong trong việc chuyển đổi vườn tạp sang trồng mít.
Ông Phước cho biết, trước khi chuyển đổi sang trồng mít, ông đã thử nghiệm trồng nhiều loại cây như xoài, vú sữa, sầu riêng nhưng thu nhập rất thất thường vì giá cả không ổn định. Từ năm 1999, ông mạnh dạn chuyển hẳn sang trồng 100 gốc mít. Vườn mít của ông sau khi trồng được hơn 1 năm thì bắt đầu cho ra khoảng 15 trái/cây.
Trồng mít ruột đỏ mau cho trái và chi phí chăm sóc cũng không đáng kể. Mặc dù, mít ruột đỏ có nhiều ưu điểm so với các loài mít Thái, mít nghệ cao sản nhưng năng suất còn hạn chế và hay bị sâu đục trái.
Trong số trăm cây mít ruột đỏ trong vườn có một cây cho trái rất sai, trái mít da màu xanh. Đặc biệt, khi chín trái rất thơm, múi tròn trịa, màu vàng cam, ít xơ, hạt nhỏ, vị ngọt lịm. Cây mít này cho trái quanh năm nên gia đình ông Phước đặt tên là mít “tứ quý da xanh” và đã nhân giống ra trồng.
Từ khi phát hiện được cây mít quý, ông Phước đã nhân giống và chuyển 10 công ruộng lúa sang trồng 700 gốc mít tứ quý da xanh. Ông bộc bạch: “Tôi rất kỹ trong khâu chọn giống vì sẽ quyết định tất cả”. Cần cù trong việc chăm sóc và áp dụng đúng kỹ thuật canh tác nên vườn mít da xanh của ông vẫn đang giao cành, phát tán thật đẹp.
Cây mít tứ quý da xanh trồng hai năm cho trái. Hiện nay, giá bán mít tứ quý 10.000 đ/kg, cao hơn mít ruột đỏ từ 1.000 - 1.500 đ/kg. Mỗi gốc mít chỉ cần 10 trái cũng bỏ túi hơn 1.000.000 đồng/cây. Ngoài ra, ông còn nhân giống mít quý này để cung cấp giống cho các nhà vườn. Mỗi năm, vườn mít của ông Phước cho thu nhập hàng chục triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm

7 học viên là cán bộ hội nông dân (ND), hội viên, ND vừa hoàn thành khóa thực tập sinh 4 tháng ở các trang trại của CHLB Đức. Đây là đợt thực tập sinh đầu tiên sang Đức học làm nông nghiệp trong khuôn khổ chương trình hợp tác giữa Hội ND Đức và Hội NDVN.

Đó là thành quả khi tham gia Dự án "Nâng cao năng lực quản lý ngành trồng trọt của Việt Nam với mục tiêu cải thiện sản lượng và chất lượng sản phẩm cây trồng" do Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) phối hợp với cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) thực hiện.

Thời gian gần đây, bên cạnh việc đưa sâm Ngọc Linh (huyện Nam Trà My - Quảng Nam), Công ty cổ phần thương mại dược sâm Ngọc Linh Quảng Nam còn đưa thêm cây sâm Cao Ly (Hàn Quốc) di thực về trồng thử nghiệm tại huyện miền núi biên giới Tây Giang.

Do chủ yếu người dân theo đạo Hồi nên đồ uống có cồn ở các quán ăn, nhà hàng của Indonesia cũng rất ít và rất hiếm thấy người dân ngồi nhậu vỉa hè, nhậu trong quán...

Cách đây mấy năm, anh Huỳnh Trung Quân (38 tuổi), ở số 18B, tổ 9, Bắc Hội, Hiệp Thạnh, Đức Trọng, Lâm Đồng đã thành công khi trồng cây phúc bồn tử.