Giàu Từ Giống Mít Quý

Ông Trần Văn Phước ở ấp Nhơn Thọ, xã Nhơn Ái, huyện Phong Điền - TP. Cần Thơ là người tiên phong trong việc chuyển đổi vườn tạp sang trồng mít.
Ông Phước cho biết, trước khi chuyển đổi sang trồng mít, ông đã thử nghiệm trồng nhiều loại cây như xoài, vú sữa, sầu riêng nhưng thu nhập rất thất thường vì giá cả không ổn định. Từ năm 1999, ông mạnh dạn chuyển hẳn sang trồng 100 gốc mít. Vườn mít của ông sau khi trồng được hơn 1 năm thì bắt đầu cho ra khoảng 15 trái/cây.
Trồng mít ruột đỏ mau cho trái và chi phí chăm sóc cũng không đáng kể. Mặc dù, mít ruột đỏ có nhiều ưu điểm so với các loài mít Thái, mít nghệ cao sản nhưng năng suất còn hạn chế và hay bị sâu đục trái.
Trong số trăm cây mít ruột đỏ trong vườn có một cây cho trái rất sai, trái mít da màu xanh. Đặc biệt, khi chín trái rất thơm, múi tròn trịa, màu vàng cam, ít xơ, hạt nhỏ, vị ngọt lịm. Cây mít này cho trái quanh năm nên gia đình ông Phước đặt tên là mít “tứ quý da xanh” và đã nhân giống ra trồng.
Từ khi phát hiện được cây mít quý, ông Phước đã nhân giống và chuyển 10 công ruộng lúa sang trồng 700 gốc mít tứ quý da xanh. Ông bộc bạch: “Tôi rất kỹ trong khâu chọn giống vì sẽ quyết định tất cả”. Cần cù trong việc chăm sóc và áp dụng đúng kỹ thuật canh tác nên vườn mít da xanh của ông vẫn đang giao cành, phát tán thật đẹp.
Cây mít tứ quý da xanh trồng hai năm cho trái. Hiện nay, giá bán mít tứ quý 10.000 đ/kg, cao hơn mít ruột đỏ từ 1.000 - 1.500 đ/kg. Mỗi gốc mít chỉ cần 10 trái cũng bỏ túi hơn 1.000.000 đồng/cây. Ngoài ra, ông còn nhân giống mít quý này để cung cấp giống cho các nhà vườn. Mỗi năm, vườn mít của ông Phước cho thu nhập hàng chục triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm

Chậm nhất là đến tháng 9.2015, Cục Thuế tỉnh phải đạt tỉ lệ 90% số doanh nghiệp (DN) nộp thuế điện tử (NTĐT) trên cả 3 tiêu chí: 90% DN đăng ký NTĐT với cơ quan thuế (CQT), 90% tổng số tiền nộp thuế trong tháng bằng phương thức điện tử và 90% số lượng chứng từ nộp thuế trong tháng được nộp bằng phương thức điện tử. Hoàn tất bước 1, ngành Thuế tỉnh đang tập trung hoàn thiện quy trình, song khó khăn vẫn còn nhiều khi không ít DN chần chừ với NTĐT.

Xã Tam Ngọc (TP.Tam Kỳ) đang hoàn thành các tiêu chí của xã nông thôn mới và quan trọng hơn, địa phương đang thử nghiệm thành công nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi hiệu quả, giúp người dân nâng cao thu nhập.

Từ một loại cây mọc hoang trong rừng, giờ đây ớt a riêu ở xã Ma Cooih (huyện Đông Giang) được nhiều người biết đến và trở thành sản phẩm đặc trưng của địa phương.

Theo đuổi ước mơ nơi giảng đường đại học, tốt nghiệp và kiếm được việc làm ổn định, song chàng thanh niên Võ Ngọc Sơn (quê Đại Minh, Đại Lộc) lại quyết định rẽ sang lối đi khác ít ai ngờ tới: về quê đầu tư chăn nuôi. Sau bao phen thành bại, nay Sơn đã có nguồn thu tiền tỷ mỗi năm từ trang trại chăn nuôi tổng hợp.

Những người nông dân ở Hamyang, một huyện miền núi xa xôi của tỉnh Gyeongsang (Hàn Quốc) đã trở nên giàu có nhờ trồng sâm núi (Wild Ginseng). Và mới đây, một đoàn nghiên cứu của chính quyền huyện Nam Trà My - nơi có loài sâm Ngọc Linh nổi tiếng, đã qua tận vùng núi xa xôi của Hàn Quốc này để học cách trồng sâm…