Giàu Nhờ Cây Chuối

Cuối tuần rồi, lên xã Tam Dân thuộc huyện Phú Ninh dự tiệc mừng nhà mới của đứa bạn thời sinh viên, Tư tôi thấy vợ chồng anh Sáu Ngọc Tú cùng mấy người làm công đang thu hoạch vườn chuối mốc. Gia đình anh Sáu có 1 sào đất vườn, hàng chục năm nay quanh đi quẩn lại họ cũng chỉ biết trồng sắn. Tuy nhiên, do năng suất củ sắn tươi đạt không cao, giá bán sản phẩm lại quá thấp nên vụ nào loại cây trồng này cũng cho mức lãi ròng rất ít, thậm chí có mùa thâm luôn cả vốn.
Thấy ở nhiều nơi người dân có nguồn thu nhập khá nhờ trồng chuối mốc bán tết nên đầu năm 2014 anh Sáu Ngọc Tú quyết định chuyển hướng sang canh tác loại cây ăn quả này. Sau khi tiến hành cải tạo số diện tích đất vườn đó, anh lội khắp nơi tìm mua 300 cây chuối mốc giống về trồng theo hướng chuyên canh.
Nhờ điều kiện thổ nhưỡng thích hợp, nước tưới dồi dào, chủ động phòng trừ sâu đục lá, bệnh héo rũ, chùn đọt, tuyến trùng rễ nên vườn chuối ấy phát triển rất tốt và cách đây gần 4 tháng tất cả đồng loạt trổ buồng. Nhìn nhân công vác những buồng chuối to chất lên chiếc xe tải đậu sát vệ đường, anh Sáu không giấu được niềm vui: “Lứa đầu tiên này, trừ hao hụt, tui chặt được khoảng 270 buồng. Bán tại vườn cho tư thương với giá bình quân 1 buồng là 70 nghìn đồng thì tổng số tiền thu về xấp xỉ 19 triệu đồng.
Trong khi đó, vốn đầu tư mua cây giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và trả công thu hoạch chỉ hết chừng 5 triệu đồng. Nếu so với sắn thì lãi ròng do cây chuối mốc đem lại cao gấp 10 lần. Bây giờ rủng rỉnh tiền, tết này chắc gia đình tui sẽ đủ đầy hơn”.
Trao đổi với Tư Ruộng, ông Trần Ngọc Bằng - Trưởng phòng NN&PTNT Phú Ninh cho biết, những năm gần đây nông dân địa phương tích cực khai hoang, cải tạo đất vườn đồi, nà thổ để trồng cây chuối theo phương thức chuyên canh.
Qua thống kê cho thấy, hiện nay toàn huyện có ít nhất 30ha chuối mốc và chuối cau, tập trung nhiều nhất tại các xã Tam Lãnh, Tam Đại, Tam Lộc, Tam Vinh, Tam Dân, Tam Phước, Tam Thành. Ông Bằng nói: “Nhờ hầu hết vườn chuối đều cho buồng to, quả nhiều và đẹp nên đợt tết này giá bán sản phẩm rất cao. Theo nhà nông, trồng 1ha chuối họ thu về 150 - 200 triệu đồng trong dịp cuối năm nay là chuyện bình thường”.
Không riêng gì Phú Ninh, những ngày cận Tết Ất Mùi này, dạo qua nhiều làng quê khác của xứ Quảng mình, đâu Tư tôi cũng thấy nông dân hối hả thu hoạch chuối để cung ứng ra thị trường. Và, tiếng cười rộn rã khắp nơi…
Có thể bạn quan tâm

Từ sau ngày hòa bình, nhiều gia đình ở vùng đồng bằng xã Hải Phú đã cơm đùm mắm muối phạt rừng tìm về K4 để khai phá. Ròng rã mấy chục năm bám trụ, cải tạo từng mét đất đầy đá sỏi, họ khắc trong mình niềm tin mãnh liệt rằng rồi đất sẽ hồi sinh… Và bây giờ đất K4 khắc nghiệt đã và đang mang lại những mùa no ấm. Dẫn chúng tôi thăm K4- được xem là vùng trọng điểm trồng cam ở Quảng Trị, ông Nguyễn Nhạc, Phó Chủ tịch UBND xã Hải Phú cho biết: “Chính sự cần cù, nhẫn nại của những người nông dân ở vùng đồi K4 đã làm đất hồi sinh, cho quả ngọt lành. Anh nhìn đấy, toàn bộ khu triền đồi bên khe suối này giờ đã là bạt ngàn cây cam, đồi chè và nhiều loại cây ăn quả, hoa màu khác… Người lạc quan nhất cũng khó có thể tưởng tượng được giờ đây vùng đồi K4 đã trở nên trù phú thế này”.

Mới 28 tuổi nhưng anh Vũ Ngọc Tuyến ở thôn Cá Nội, xã Hoàng Thắng (Văn Yên - Yên Bái) đã là chủ của một cơ sở sản xuất nấm sò và mộc nhĩ. Vụ đông xuân năm 2012 - 2013, gia đình anh đã thu lãi trên 60 triệu đồng và tạo việc làm thường xuyên cho 7 lao động với mức lương từ 2,5 đến 3 triệu đồng/người/tháng.

Gần đây, mô hình trồng cải thìa, cải rổ ở xã Khánh Hòa (Châu Phú - An Giang) phát triển mạnh, đã mang lại thu nhập cho nhiều hộ nông dân địa phương.

Những dấu hiệu của bệnh tôm rất đa dạng, chúng xuất hiện nhiều trên cơ thể con tôm, có thể là biểu hiện của một hay nhiều tác nhân gây bệnh. Vì thế, khi chẩn đoán bệnh, cần nhận định được tác nhân chủ yếu gây bệnh để có hướng xử lý đúng đắn.

Để ổn định cuộc sống cho người dân tái định cư (TĐC) Thủy điện Sơn La trên địa bàn, các cấp, ngành chức năng tỉnh ta không chỉ tạo điều kiện tối ưu về phát triển hạ tầng cơ sở mà còn triển khai nhiều giải pháp tổ chức, hỗ trợ sản xuất cho người dân. Nhờ vậy, cuộc sống của người dân TĐC đang dần tốt hơn, bà con yên tâm sản xuất...