Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giàu Lên Từ Chăn Nuôi Đại Gia Súc

Giàu Lên Từ Chăn Nuôi Đại Gia Súc
Ngày đăng: 12/11/2014

Để từng bước đưa nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã Phong Minh, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang), nhiệm kỳ 2010 - 2015 vào cuộc sống, UBND xã đã xây dựng Chương trình phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa. Sau hơn 4 năm thực hiện, Chương trình đã đạt kết quả cao, nhiều hộ giàu lên.

Có tiền tỷ nhờ chăn nuôi trâu bò

Trước đây gia đình anh Ngô Văn Cán, thôn Cả rất nghèo, nhiều thời điểm phải chạy ăn từng bữa. Một lần vào rừng lấy củi, thấy cơ man đồi cỏ, trong anh chợt nảy ra ý tưởng đầu tư chăn nuôi trâu, bò. Nhờ cậy các mối quan hệ từ người thân trong gia đình đến hội Cựu chiến binh nơi anh đang sinh hoạt… hai vợ chồng vay được gần 30 triệu đồng, đầu tư mua 5 con trâu. Hằng ngày, anh lùa trâu đến các bãi cỏ quanh vùng.

Học kinh nghiệm từ người xưa, mỗi khi đi chăn, anh cho uống nước muối để tăng sức đề kháng. Cùng đó, tìm đến cán bộ thú y hướng dẫn cách tiêm phòng dịch bệnh cho vật nuôi. Nhờ đó, đàn trâu luôn khỏe mạnh, mau lớn. Đến thời kỳ, 4 con trâu cái đều cho ra đời 4 chú nghé mập mạp.

Đáng mừng là lần đầu tiên sinh, có tới 3/4 chú nghé là cái. Vẫn phương thức chăm sóc như với đàn bố mẹ, đàn nghé lớn nhanh và chẳng mấy chốc đến kỳ sinh sản. Đàn trâu của gia đình anh cứ vậy tăng lên nhanh chóng. Khi có gần 20 con, gia đình anh bán một số lấy vốn mua 7 con bò. Đến nay, gia đình anh còn 63 con trâu, bò.

Anh Nguyễn Văn Hiển, Phó Chủ tịch UBND xã Phong Minh nhẩm tính, nếu bình quân 20 triệu đồng/con, đàn gia súc của gia đình anh Cán trị giá hơn 1 tỷ đồng. Từ nuôi trâu, bò, anh Cán có đủ tiền trang trải mọi sinh hoạt hằng ngày của gia đình, nuôi các con ăn học, trả được nợ và cho nhiều người thân vay cả trăm triệu đồng.

Gia đình ông Ngô Văn Triều, dân tộc Tày (cùng thôn) cũng khá lên nhờ chăn nuôi trâu, bò. Ông Triều chia sẻ: “Nếu không nuôi trâu, bò gia đình tôi không biết lấy tiền đâu để nuôi các con ăn học và làm nhà cho chúng”. Gia đình ông có 5 người con, hiện đã trưởng thành và có gia đình riêng. Hiện tại ông, bà có hơn 50 con, mỗi năm bình quân sinh sản 20 con bê, nghé, trị giá hàng trăm triệu đồng.

Chương trình hợp lòng dân

Thực hiện Chương trình phát triển chăn nuôi, UBND xã Phong Minh quan tâm tới vấn đề hàng đầu là vốn đầu tư. Cùng với chỉ đạo các tổ chức, đoàn thể như Hội Phụ nữ, Nông dân, Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên… tích cực vào cuộc, UBND xã còn phối hợp chặt chẽ với hệ thống ngân hàng tạo thuận lợi để người dân trong xã vay vốn. Bằng các hình thức tín chấp, thế chấp…từ các hội, đoàn thể, đến nay dư nợ toàn xã đạt hơn chục tỷ đồng. Số tiền trên được người dân đầu tư chủ yếu vào chăn nuôi đại gia súc (trâu, bò, dê, ngựa).

Bên cạnh đó, UBND xã phối hợp với Trạm Khuyến nông, Thú y huyện mở các lớp tập huấn kỹ thuật chăm sóc, phòng dịch bệnh cho đàn vật nuôi. Nhờ đó, dịch bệnh luôn được khống chế kịp thời, hiệu quả từ chăn nuôi đạt cao. Đến nay 100% các hộ trong xã đều đầu tư chăn nuôi đại gia súc, nhất là trâu, bò.

Nhiều hộ nuôi tới 50 - 70 con. Thống kê mới nhất của UBND xã, hiện toàn xã có hơn 5 nghìn con trâu, bò, dê, ngựa, vượt gần hai lần kế hoạch Chương trình đề ra và là xã có tổng đàn đại gia súc lớn nhất huyện. Chăn nuôi làm số hộ nghèo giảm nhanh, bình quân mỗi năm giảm 5 - 6%; hộ khá, giàu tăng, đời sống của người dân từng bước được cải thiện.

Đồng chí Nguyễn Thị Kho, Chủ tịch UBND xã Phong Minh phấn khởi: “Chúng tôi cho rằng, Chương trình phát triển chăn nuôi của xã đề ra rất hiệu quả và được cán bộ, nhân dân đồng tình ủng hộ. Thời gian tới, Phong Minh tiếp tục đầu tư để việc chăn nuôi, đại gia súc đạt kết quả cao hơn nữa”.


Có thể bạn quan tâm

Doanh Nghiệp Chưa Mặn Mà Với Cánh Đồng Mẫu Lớn Doanh Nghiệp Chưa Mặn Mà Với Cánh Đồng Mẫu Lớn

Sau 2 năm triển khai thực hiện, cánh đồng mẫu lớn (CĐML) đã từng bước khẳng định mô hình sản xuất lúa kiểu mẫu tại Hậu Giang. Tuy nhiên, các hình thức đầu tư khép kín từ sản xuất đến thu mua sản phẩm giữa người dân với doanh nghiệp chưa thực sự mạnh mẽ, nên đã ảnh hưởng rất lớn đến mục tiêu tiến tới xây dựng cánh đồng lớn cho tỉnh.

23/09/2014
Lâm Thao Chuyển Hướng Sản Xuất Vụ Đông Lâm Thao Chuyển Hướng Sản Xuất Vụ Đông

Trao đổi với chúng tôi về tình hình sản xuất vụ đông, đồng chí Cao Xuân Hải - Phó Chủ tịch UBND huyện Lâm Thao đánh giá: Là huyện đồng bằng, đất chật, người đông, từ lâu Lâm Thao đã chú trọng tăng vụ, trong đó sớm đưa vụ đông trở thành vụ sản xuất chính.

23/09/2014
Tăng Cường Các Biện Pháp Phòng Trừ Sâu Hại Rừng Thông Tăng Cường Các Biện Pháp Phòng Trừ Sâu Hại Rừng Thông

Từ tháng 5/2014 đến nay, dịch sâu róm tấn công rừng thông phát triển mạnh tại địa bàn các huyện Cam Lộ, Vĩnh Linh và Hướng Hóa (Quảng Trị), gây thiệt hại nặng nề cho hơn 1.000 ha rừng thông. Năm nay dịch sâu róm xuất hiện sớm, xảy ra trong điều kiện nắng nóng kéo dài nên diễn biến rất phức tạp.

23/09/2014
Tích Cực Phòng, Trừ Sâu Bệnh Hại Sau Bão Tích Cực Phòng, Trừ Sâu Bệnh Hại Sau Bão

Tiếp đến là bọ xít dài có nguy cơ xuất hiện trên các trà lúa đang bước vào thời kỳ trỗ hoặc chắc xanh ở khu vực gần rừng. Để phòng trừ 2 loại sâu bệnh hại này, nông dân cần tích cực thăm đồng để phát hiện và phòng trừ kịp thời theo hướng dẫn của trạm Bảo vệ thực vật các huyện, thành phố, thị xã…

23/09/2014
Hàn Quốc Đánh Thuế Hơn 500% Gạo Nhập Khẩu Hàn Quốc Đánh Thuế Hơn 500% Gạo Nhập Khẩu

Đài KBS đưa tin, Chính phủ Hàn Quốc đã ra quyết định đánh thuế 513% đối với gạo NK từ nước ngoài, một động thái chuẩn bị cho việc phải mở cửa thị trường gạo vào năm 2015.

23/09/2014