Giàu Bởi Trồng Ổi Trái Vụ

Vườn của ông Quảng rộng 1 mẫu, với khoảng 200 gốc ổi và 100 gốc nhãn. Điều đặc biệt là ông chỉ trồng cây cho quả trái vụ. Theo ông Quảng, “quả trái vụ luôn được giá và không bao giờ lo ế”.
Ông Trần Xuân Quảng (xóm 1, Hòa Hậu, Lý Nhân, Hà Nam) xuất ngũ trở về quê hương với thương tật 51%. Ông kể, ông bắt đầu trồng ổi cách đây 7 năm. Vườn của ông rộng 1 mẫu, với khoảng 200 gốc ổi và 100 gốc nhãn. Điều đặc biệt là ông chỉ trồng cây cho quả trái vụ. Theo ông Quảng, “quả trái vụ luôn được giá và không bao giờ lo ế”.
Để có được một khu vườn như ngày hôm nay, ông phải ròng rã trong 3 tháng, đào mương nhỏ, ao chứa nước, rãnh quanh vườn để thoát nước, vượt đất... để đảm bảo tưới tiêu”. Chỉ sau 1 năm, vườn ổi của ông đã cho trái. Việc cải tạo giống ổi để đạt chất lượng tốt hơn cũng luôn được ông tìm tòi.
Ông thường xuyên tìm tới những nơi trồng ổi ngon để học hỏi cách trồng, chăm sóc. Ngoài ra ông còn học thêm chiết ghép để cải tạo giống ổi quê mình. Ông chia sẻ: “Giống ổi Nhân Hậu đã có từ lâu, nhưng quả hơi nhỏ và giòn xốp, tôi học ghép chiết để có được giống quả to hơn, giòn và ngọt như hôm nay”.
“Mùa hoa, gia đình tôi phải đi bẻ hết từng nụ hoa một và vun đất, bón phân cho cây phát triển, hết mùa quả mới kích cho ổi ra hoa. Cứ như vậy, vườn ổi luôn cho quả trái vụ, rất ngon” - ông Quảng cho biết. Sau khoảng 1 tháng ổi trổ hoa, ông bắt đầu buộc bao bóng cho ổi để tránh sâu mòng. Sau 3 tháng thu quả thì diệt rệp để đảm bảo cho vụ kế tiếp...
Ổi chính vụ rất rẻ, nhiều khi mang ra chợ chẳng có người mua, nhưng ổi nhà ông thì luôn có người tới tận nhà nhập. Bình thường, giá ổi dao động từ 15.000 - 20.000 đồng/kg, vào vụ tết 25.000 - 30.000 đồng/kg. Mỗi năm, vườn ổi của ông cho khoảng 8 - 10 tấn. Cộng cả vườn nhãn trái vụ, bình quân mỗi năm ông thu khoảng 250 triệu đồng.
Nông dân quanh vùng thường xuyên tới nhà ông học hỏi kinh nghiệm trồng ổi, nhãn trái vụ. Chia sẻ bí quyết thành công của mình, ông nói: “Làm vườn không được giấu dốt, phải luôn học hỏi kiến thức mới…”.
Có thể bạn quan tâm

Sở Khoa học và Công nghệ Hậu Giang vừa tổ chức xét duyệt đề tài “Tuyển chọn giống cá thát lát còm bố mẹ bằng nguồn tự nhiên nhiều nơi khác nhau” do ông Phan Quốc Thứ, Phó Giám đốc Trung tâm Giống nông nghiệp Hậu Giang làm chủ nhiệm.

Vụ mùa năm 2013, huyện Ý Yên xây dựng kế hoạch gieo trồng 13.650ha lúa, 330ha lạc hè thu, rau màu và cây trồng khác 450ha. Để tránh xảy ra hiện tượng bị úng, hạn làm ảnh hưởng đến sản xuất và cây trồng trong vụ mùa, huyện Ý Yên đã chỉ đạo các địa phương, đơn vị trên địa bàn chủ động các biện pháp chống úng và tích cực, linh hoạt trong công tác chống hạn với phương châm: cao, xa tưới trước; thấp, gần tưới sau, tập trung tưới nhanh gọn và đủ.

Nuôi tôm không chỉ mang lại hiệu quả về kinh tế mà còn phải bền vững - đó chính là mục tiêu đặt ra cho vụ tôm 2013 của tỉnh Hà Tĩnh. Theo đó, ngành Nông nghiệp cùng các địa phương đang tập trung phát triển nuôi tôm thâm canh công nghệ cao trên cát, đồng thời chú trọng các biện pháp phòng trừ dịch bệnh cho tôm.

Với bản tính cần cù, chịu khó, cựu chiến binh Ngô Đình Sáu (thôn Cẩm Phú 2, xã Điện Phong, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) đã vượt qua khó khăn để vươn lên làm giàu từ mô hình nuôi bồ câu thương phẩm.

Triển khai từ tháng 1-2013, mô hình phát triển cây bắp lai chịu hạn LVN61 tại huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa) được đánh giá là khá hiệu quả. Qua đánh giá của Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ và địa phương, các ruộng bắp trong mô hình sinh trưởng và phát triển vượt trội; hiệu quả ước đạt cao hơn so với canh tác truyền thống khoảng 20 đến 30%.