Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giật mình với atiso lạ thoạt nhìn ngỡ sâu bướm

Giật mình với atiso lạ thoạt nhìn ngỡ sâu bướm
Ngày đăng: 23/11/2015

Loại atiso lạ này có nguồn gốc từ Trung Quốc và còn được biết đến với tên gọi Crosnes.

Nhìn xa, nhiều người lầm tưởng chúng chính là những con sâu bướm.

Có hình dáng đặc biệt là thế nhưng khi thưởng thức thì chúng lại có hương vị giống như atiso.

Chúng thường được ngâm, xào hoặc ăn sống như khi dùng để trang trí trên salad.

Loại atiso này có tên khoa học là Stachys affinis. Chúng là một trong những loại rau dễ trồng lâu năm nhất trong khu vườn, thích hợp với thời tiết ôn đới.

Cũng giống như loại atiso Việt Nam (hoa bụp giấm), củ atiso Trung Quốc cũng có tác dụng thanh nhiệt, chống oxy hóa, kháng khuẩn, chống viêm, tăng cường chức năng tiêu hóa... rất tốt cho sức khỏe.

Là một thành viên của gia đình các cây họ bạc hà, chúng được cho là một trong những loại rau củ ngon, là một thực vật giàu dinh dưỡng.

Ngoài việc thường được nhìn thấy ở Trung Quốc, Nhật Bản, loại atiso lạ này còn được coi là một trong những món ăn chính ở một số bộ lạc ở Châu Âu cổ xưa.

Chúng rất dễ trồng chỉ với ánh sáng đầy đủ và thích hợp để trồng ở mọi loại đất.

Chúng sinh trưởng và phát triển tốt trong môi trường đầy đủ độ ẩm, các củ của loại atiso này tuy nhỏ nhưng dễ dàng trong khâu thu hoạch.

Hoa chúng có màu tím, nhưng chúng không phát triển quá nhiều hoa, bởi nếu quá nhiều hoa thì năng suất củ sẽ giảm.

Loại atiso lạ này có thể dùng để ăn sống như cà rốt hoặc xào, hấp trong các món súp và các món ăn của Pháp.

Chúng được ngâm với rượu ở các nước Châu Á.

Chúng thường được thu hoạch vào cuối mùa thu.

Sau khi thu hoạch, chúng thường được kỳ cọ sạch sẽ trước khi tiêu thụ.


Có thể bạn quan tâm

Hướng Đi Nào Cho Nghề Nuôi Và Xuất Khẩu Cá Tra Hướng Đi Nào Cho Nghề Nuôi Và Xuất Khẩu Cá Tra

Tình trạng phá giá lẫn nhau,chất lượng sản phẩm của một số doanh nghiệp không đồng nhất ở lĩnh vực xuất khẩu cá tra trong hơn 10 năm qua đã dẫn đến hệ lụy khôn lường. Nhiều hộ nuôi cá treo ao, doanh nghiệp chế biến thua lỗ hoặc sản xuất cầm chừng.

26/07/2013
4 Bộ Kit Phát Hiện Bệnh Tôm Hiệu Quả 4 Bộ Kit Phát Hiện Bệnh Tôm Hiệu Quả

Virus gây bệnh đốm trắng (WSSV) thuộc họ Nimaviridae, có cấu trúc virion có dạng hình trụ đến elip hoặc hình trứng, rộng khoảng 121±9nm, dài khoảng 276±26nm, có vỏ bọc, không có thể vùi. Bộ gen của virus này là DNA sợi đôi với kích thước khoảng 305 kb. Đây là loại virus gây chết tôm nhiều, nhanh nhất và có khả năng lây nhiễm cao. Khi thâm nhập vào cơ thể tôm, loại virus này cư trú ở nhiều bộ phận như mô nội bì, mô dạ dày, mang, buồng trứng (hay tinh hoàn), hệ thống thần kinh, mắt, chân bơi… Khi nhiễm bệnh, tôm có màu đỏ hồng, đốm trắng ở vỏ giáp đầu ngực, tỷ lệ tôm bị chết khi nhiễm bệnh lên đến 80-100%.

17/07/2012
Giải Pháp Nào Ngăn Chặn Hội Chứng Tôm Chết Sớm Ở Ninh Thuận Giải Pháp Nào Ngăn Chặn Hội Chứng Tôm Chết Sớm Ở Ninh Thuận

Trong những tháng qua, ở Ninh Thuận, “sự cố” tôm nuôi chết hàng loạt đã làm các vùng nuôi tôm Đầm Nại (Ninh Hải), An Hải (Ninh Phước), Phước Dinh (Thuận Nam) trở nên ảm đạm thấy rõ. Thạc sĩ Phan Đình Thịnh, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản (NTTS) tỉnh cho biết: “Bệnh lạ từng được nói tới vài tháng trước giờ đã được các nhà khoa học định danh là hội chứng tôm chết sớm bởi bệnh hoại tử gan tụy, có điều chưa tìm ra tác nhân”.

22/07/2012
Để Nuôi Thỏ Trở Thành “Mỏ Vàng” Để Nuôi Thỏ Trở Thành “Mỏ Vàng”

Hiện nay, thỏ là vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều hộ trong tỉnh Bắc Giang. Thêm vào đó, đầu tháng 6-2013, Công ty dược phẩm Nippon Zoki Nhật Bản khởi công xây dựng nhà máy Công nghệ sinh học KONISHI Việt Nam tại KCN Quế Võ (Bắc Ninh) với công suất chế biến, tiêu thụ 2 triệu con thỏ thương phẩm/năm, mở ra triển vọng cho nghề chăn nuôi thỏ ở Bắc Giang.

26/07/2013
Vào Mùa Thu Hoạch Lươn Ở An Giang Vào Mùa Thu Hoạch Lươn Ở An Giang

So với cùng kỳ năm trước, giá lươn thu mua tại bồn thời điểm này tuy có thấp hơn chút đỉnh nhưng người nuôi lươn vẫn phấn khởi vì lợi nhuận cao. Mô hình nuôi lươn trong bồn không sử dụng nhiều vốn, không đòi hỏi diện tích lớn, chỉ cần chịu khó chăm sóc là có thể bỏ túi vài chục triệu đồng sau 5 - 7 tháng thả nuôi.

22/07/2012