Giáp Tết, Ngư Dân Trúng Cá Ngừ Đại Dương

Theo Trạm Kiểm soát Biên phòng Đà Rằng (Đồn Biên phòng Tuy Hòa, Phú Yên), từ ngày 29/1 đến 5/2 tại bến cá phường 6 có gần 16 tàu câu cá ngừ đại dương cập bến sau chuyến khai thác đầu vụ.
Mỗi tàu câu được từ 1,2 tấn đến hơn 3 tấn cá ngừ đại dương; trong đó có 14 tàu đạt sản lượng từ 1,5 tấn đến hơn 3 tấn và tất cả đều có lãi, 2 tàu đạt hơn 1 tấn, đủ phí tổn. Riêng tàu PY 96077 TS công suất 444 mã lực của ông Lê Anh Dũng câu được 3 tấn cá ngừ, sau khi trừ phí tổn lãi hơn 300 triệu đồng, mỗi thuyền viên được chia 17 triệu đồng.
Chủ tịch Nghiệp đoàn Nghề cá phường 6 Phan Thuẩn cho biết: “Mặc dù giá cá ngừ loại 1 chỉ còn 145.000 đồng/kg, giảm 25.000 đồng/kg so với năm ngoái, nhưng nhờ giá dầu giảm nên chi phí chuyến biển cũng giảm; đồng thời ngư dân chủ động khai thác các loại hải sản khác nên tàu nào đạt từ 1,5 tấn cá ngừ đại dương trở lên đều có lãi”.
Đại úy Nguyễn Ngọc Ry, Phó trạm kiểm soát Biên phòng Đà Rằng cho biết, hiện còn 161 tàu của ngư dân phường 6 đang khai thác cá ngừ đại dương tại khu vực quần đảo Trường Sa. Dự kiến từ ngày 20 đến 28 tháng Chạp (ngày 8 đến 16/2) các tàu này sẽ cập cảng để ngư dân đón Tết Nguyên đán Ất Mùi.
Có thể bạn quan tâm

Ở Hải Dương, do thời tiết bất thường nên sản lượng vải sớm giảm 50% so với năm ngoái. Giá hiện cũng giảm 50% so với đầu mùa, người trồng vải thua lỗ...

Đến nay, bệnh tai xanh đã lan rộng trên đàn lợn ở hai địa phương là thị xã Bắc Kạn và huyện Chợ Mới với tổng số hơn 2 nghìn con bị mắc bệnh. Thống kê của Chi cục Thú y Bắc Kạn, tính đến chiều ngày 23/09 tại hai địa bàn trên đã có 995 con lợn bị chết và tiêu hủy do dịch bệnh, hiện còn hơn 300 con lợn bị bệnh đang theo dõi và điều trị.

Chưa có con số thống kê chính thức từ Cục nuôi trồng (Bộ NNPTNT), nhưng theo thông báo nhanh của sở NNPTNT các tỉnh ven biển ĐBSCL cho thấy hơn quá nửa diện tích thả nuôi tôm của nông dân bị thiệt hại nặng. Vẫn là nguyên nhân rất cũ: Con giống, thủy lợi, kỹ thuật, nguồn nước... và năm nay thêm một nguyên nhân nữa là người dân nôn nóng thả sớm mong được giá. Nào ngờ...

Từ chỗ áp dụng bón phân viên nén dúi sâu trên diện tích 5 ha năm 2008, qua đúc rút kinh nghiệm, tổ chức các lớp tập huấn, hỗ trợ tiền mua 24 máy ép phân, đến vụ xuân 2012, huyện Như Thanh (Thanh Hóa) đã nhân rộng diện tích bón phân viên nén dúi sâu lên gần 2.000 ha.

Mới đây, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Bạc Liêu tổ chức trao giấy chứng nhận công nhận măng tây là rau an toàn cho Tổ hợp tác sản xuất măng tây (HTSXMT) xã Hiệp Thành (TP. Bạc Liêu). Khi có giấy chứng nhận rau an toàn, măng tây sẽ được đưa vào hệ thống siêu thị tiêu thụ.