Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giao thương nông sản Việt Nam - Australia sẽ tăng tốc mạnh

Giao thương nông sản Việt Nam - Australia sẽ tăng tốc mạnh
Ngày đăng: 27/11/2015

Người tiêu dùng Australia hào hứng với sự hiện diện của trái vải Việt Nam

Năm 2015 được đánh dấu là năm đầu tiên trái cây Việt, cụ thể là trái vải tươi được phép xuất khẩu (XK) chính thức theo đường chính ngạch vào thị trường Australia.

Việc đưa trái vải thành công vào thị trường Australia được đánh giá sẽ mở ra cơ hội mới cho một số loại trái cây khác như thanh long, nhãn, xoài.

Tiềm năng phát triển sản phẩm XK vào thị trường này là rất lớn, mang đến nhiều cơ hội cho nông sản Việt Nam.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, Australia cũng là thị trường nhiều thách thức.

Tại Diễn đàn An toàn thực phẩm (ATTP) Việt Nam - Australia 2015 vừa tổ chức tại Hà Nội, TS.Marion Healy - Giám đốc Khoa học kiêm Phó giám đốc điều hành Trung tâm Giám sát hệ thống an toàn thực phẩm của Australia - cho hay, Chính phủ Australia đặt ra rất nhiều các quy định nhập khẩu (NK), đặc biệt là các quy định nghiêm ngặt về ATTP và kiểm dịch động thực vật được sử dụng như một hàng rào kỹ thuật NK.

Nông sản, thực phẩm NK vào Australia phải áp dụng kiểm dịch đối với nhiều loại thực phẩm chưa chế biến bao gồm: Trứng và các sản phẩm từ trứng, sản phẩm từ sữa, thịt không đóng hộp, hạt giống và hạt, rau quả tươi.

Với ngành thủy sản, Australia đang kiểm soát chất lượng bằng Bộ tiêu chuẩn thực phẩm của Australia và New Zealand (FSANZ).

Đối với các mặt hàng thực phẩm, Australia áp dụng quy định “Lệnh giữ hàng” để xử lý các lô hàng không đạt yêu cầu về chất lượng hoặc yêu cầu về đóng gói, bao bì, ký mã hiệu.

Khi doanh nghiệp (DN) bị áp dụng lệnh giữ hàng, các lô hàng tiếp theo sẽ không được phép NK vào thị trường hoặc phải chịu kiểm tra chặt chẽ trong 5 chuyến sau đó, nếu vi phạm lần đầu và là vi phạm các lỗi nhỏ thuộc về nhãn mác, bao bì.

Vì vậy, các DN Việt Nam muốn thâm nhập vào thị trường Australia cần phải nắm rõ 2 nguyên tắc, đó là nghiên cứu kỹ quy định NK đối với từng loại mặt hàng và hiểu rõ thị trường.

Ông Nguyễn Xuân Hồng - Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) - cho hay, tham gia vào TPP, sản phẩm nông sản của Australia và Việt Nam sẽ có cơ hội tăng cường hợp tác thương mại, đặc biệt là những sản phẩm không cạnh tranh lẫn nhau.

Tuy nhiên, theo ông Hồng, mặc dù hàng rào thuế quan được mở, nhưng các DN Việt Nam vẫn phải bảo đảm quy định hành rào kỹ thuật về kiểm dịch thực vật và ATTP vì phía Australia có những quy định nghiêm ngặt về vấn đề này.

Đồng quan điểm, Đại sứ Australia - ông Hugh Borrowman- nhận định, Việt Nam gia nhập TPP chắc chắn là cơ hội tốt không chỉ trong ngành nông nghiệp mà cả các ngành khác của nền kinh tế.

Vấn đề đặt ra là các nhà sản xuất, các DN của Việt Nam làm thế nào để đáp ứng được các yêu cầu về ATTP và kiểm dịch thực vật.

Theo ông Hugh Borrowman, bên cạnh các sản phẩm chất lượng hàng đầu, Australia cũng là đối tác tin cậy trong việc cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho các quốc gia, trong đó có Việt Nam để nâng cao năng lực sản xuất nông nghiệp.

Bằng việc chuyển giao những kiến thức chuyên môn tới Việt Nam, Australia có thể hỗ trợ Chính phủ Việt Nam nâng cao các tiêu chuẩn về ATTP, hiện đại hóa ngành công nghiệp chế biến thực phẩm và mang lại những lợi ích về sức khỏe và kinh tế cho đất nước.

Hiện nay, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Australia từ 3,3 tỷ USD năm 2009 đã tăng gần 2 lần vào năm 2014 với giá trị đạt hơn 6 tỷ USD, trong đó kim ngạch XK của Việt Nam đạt 3,99 tỷ USD và NK đạt 2,06 tỷ USD.

Như vậy năm 2014, Việt Nam đã xuất siêu 1,93 tỷ USD sang Australia.


Có thể bạn quan tâm

Hà Tĩnh Công Bố Dịch Lở Mồm Long Móng Trên Gia Súc Hà Tĩnh Công Bố Dịch Lở Mồm Long Móng Trên Gia Súc

Ngày 7/11, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành Quyết định số 3464/QĐ-UBND về việc công bố dịch lở mồm long móng trên gia súc ở các huyện Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, Thạch Hà và Nghi Xuân.

11/11/2013
Triển Vọng Từ Nuôi Gà Sao Triển Vọng Từ Nuôi Gà Sao

Do đó, khi đề tài được thực hiện sẽ mở ra hướng đi mới cho ngành chăn nuôi tỉnh nhà. Đồng thời, giúp bà con nông dân tăng thêm thu nhập khi gắn bó với mô hình này.

11/11/2013
Đề Xuất Giải Pháp Phòng, Trị Bệnh Tôm Hùm Nuôi Lồng Bè Đề Xuất Giải Pháp Phòng, Trị Bệnh Tôm Hùm Nuôi Lồng Bè

Đề tài nhằm xác định thực trạng sử dụng kháng sinh hiện đang dùng điều trị bệnh ở tôm hùm nuôi lồng bè; xác định hiện tượng kháng thuốc của vi khuẩn ngoại bào thường gặp trên tôm hùm bị bệnh làm cơ sở để đề xuất giải pháp phòng, trị bệnh thân đỏ do vi khuẩn Vibrio alginolyticus và bệnh sữa do vi khuẩn Ricketsialike gây ra trên tôm hùm nuôi lồng bè tại tỉnh Phú Yên một cách hiệu quả.

11/11/2013
Sản Lượng Khai Thác Thủy Sản Toàn Tỉnh Khánh Hòa Đạt 72.380 Tấn Sản Lượng Khai Thác Thủy Sản Toàn Tỉnh Khánh Hòa Đạt 72.380 Tấn

Đến hết tháng 10, sản lượng khai thác thủy sản toàn tỉnh Khánh Hòa đạt 72.380 tấn, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2012. Trong đó, sản lượng khai thác chủ yếu là cá, với gần 62.000 tấn, tăng 4,27% so với cùng kỳ năm trước.

11/11/2013
Nhiều Mục Tiêu Trong Mô Hình Bảo Vệ, Nuôi Điệp Quạt Nhiều Mục Tiêu Trong Mô Hình Bảo Vệ, Nuôi Điệp Quạt

Đại diện Công ty TNHH Hải Nam cho biết, những năm qua, từ nguồn điệp quạt, công ty sản xuất, chế biến thành những sản phẩm xuất khẩu. Bây giờ, điệp quạt cạn kiệt, công ty có trách nhiệm hỗ trợ địa phương kinh phí xây dựng vùng nuôi điệp quạt tập trung. Qua việc tái tạo và bảo vệ nguồn lợi điệp quạt này, người dân có thêm thu nhập, công ty có vùng nguyên liệu ổn định để thực hiện các đơn hàng. Hơn thế, với vùng nuôi tập trung, có người quản lý, theo dõi... điệp quạt sau khi khai thác, chế biến sẽ bảo đảm sạch, đáp ứng các yếu tố cho việc xây dựng thành công chương trình chứng nhận MSC cũng như truy được xuất xứ nguồn gốc loài điệp quạt. Từ đó, giá trị con điệp quạt được nâng lên, không chỉ bán được giá cao mà cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ cũng nhiều.

11/11/2013