Giáo Sư Người Thái Cho Rằng Giun Biển Gây Lây Truyền Bệnh EMS

Giáo sư Tim Flegel từ Trung tâm Khoa học ứng dụng Gen và công nghệ sinh học Thái Lan (BIOTEC) cho rằng tôm giống nuôi ăn giun biển-giun nhiều tơ- mang chuỗi vi khuẩn Vibrio trong ruột của chúng là nguyên nhân gây ra hội chứng tử vong sớm. Ông Flegel cho biết: “Những thứ chúng ta cho tôm bố mẹ-con giống- ăn là loài giun biển từ Trung Quốc nơi mà dịch bệnh bắt đầu”.
Ông Flegel nghi ngờ Tiến sĩ Donald Lightner từ Trường ĐH Arizona, người đã phát hiện ra bệnh EMS ở Trung Quốc. Có thể Tiến sĩ đã biết rõ cách thức bệnh lây truyền và đã không tiết lộ toàn bộ các thông số ông ấy đã tiến hành nghiên cứu bởi vì Trường ĐH Arizona muốn hưởng lợi từ thông tin này.
Ông Flegel cho biết thêm: “Chúng tôi đang làm việc cùng với nhóm nghiên cứu ở Nhật Bản và Đài Loan. Chúng tôi hi vọng nếu mình có thể mô tả chuỗi trình tự toàn bộ hệ gen, sau đó chúng tôi có thể tìm được điểm độc nhất của loài khuẩn này thì chúng tôi chính là người chế tạo loại thuốc. Tuy nhiên tôi nghĩ Lightner sẽ làm được điều đó trước”.
Nếu như các nhà nghiên cứu ở Châu Á tìm ra vật mang mầm bệnh thì họ sẽ công bố mà không cần lo lắng về bằng sáng chế.
Xem thêm: http://www.dw.de/thai-shrimp-death-scientists-still-baffled-by-southeast-asian-disease/a-17301496
Có thể bạn quan tâm

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết sẽ phối hợp cùng các tổ chức trong và ngoài nước khởi động dự án "Xây dựng chuỗi cung ứng cá tra bền vững tại Việt Nam".

Trạm Khuyến nông huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai Dự án Khoa học công nghệ cấp tỉnh “Phát triển mô hình chăn nuôi lợn rừng Thái Lan lai quy mô nông hộ” tại huyện Phổ Yên.

Thời gian gần đây, do ảnh hưởng của dịch cúm H5N1, một số hộ chăn nuôi gà phải lâm vào cảnh trắng tay. Thế nhưng, tại ấp Tân Hữu thuộc xã Xuân Thành, huyện Xuân Lộc có mô hình nuôi gà ta theo phương pháp mới của anh Nguyễn Văn Thành vẫn không bị dịch bệnh. Hàng năm, gia đình anh thu nhập trên trăm triệu đồng từ việc bán trứng, bán gà giống và gà thịt.

Ông Phạm Văn Tánh, ấp Thanh Nhung I (Phước Trung, Gò Công Đông, Tiền Giang) vừa thu hoạch ao nuôi tôm đất 3.000m2 đầu tiên với lợi nhuận hơn 15 triệu đồng. Do không có nhiều kinh nghiệm nuôi đối với loại tôm này nên hiệu quả mang lại chưa cao, nhưng bước đầu có thể thấy đây là giải pháp thay thế an toàn đối với các ao nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng thâm canh, bán thâm canh bị dịch bệnh.

UBND tỉnh Long An vừa phê duyệt Quy hoạch vùng nguyên liệu mía của tỉnh giai đoạn 2011-2020. Mục tiêu đến năm 2020, diện tích mía vùng quy hoạch là 11.000 ha, sản lượng 900.000 tấn mía, chiếm trên 90% sản lượng mía toàn tỉnh.