Giao 80ha Hồ Thuỷ Điện Đồng Nai 3 Cho Doanh Nghiệp Nuôi Cá Tầm

Một doanh nghiệp ở Khánh Hoà đã được UBND tỉnh Lâm Đồng cấp giấy chứng nhận đầu tư nuôi cá tầm tại hồ thuỷ điện Đồng Nai 3, đó là công ty cổ phần Cá Tầm Việt Nam, được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tại Khánh Hoà từ năm 2009.
Doanh nghiệp này được giao 80ha mặt nước hồ thuỷ điện Đồng Nai 3 trong 50 năm để thực hiện dự án nuôi cá tầm tại xã Đinh Trang Thượng, huyện Di Linh (Lâm Đồng). Dự án nuôi cá tầm kể trên, theo giấy chứng nhận đầu tư của tỉnh Lâm Đồng, có tổng vốn đầu tư khoảng 299 tỉ đồng. Dự kiến sản lượng cá tầm nuôi hàng năm đạt 770 tấn và mỗi năm sẽ bán ra 330 tấn cá tầm thương phẩm cùng 22 tấn trứng cá tầm đen. Hiện dự án đang trong giai đoạn nuôi thử nghiệm và ngay trong năm nay, doanh nghiệp sẽ thi công, xây lắp gần 11.000m2 lồng nuôi cá tầm, cùng một phần cầu dẫn, kho nổi trên diện tích mặt nước hồ thuỷ điện Đồng Nai 3 đã được giao. Theo dự án, từ năm 2014, sẽ bắt đầu có cá tầm thương phẩm và năm 2017 dự kiến có trứng cá tầm thương phẩm.
Có thể bạn quan tâm

Những tháng cuối năm, giá tôm sú và tôm thẻ chân trắng các loại liên tục tăng cao, cộng với tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi canh và bán thâm canh đã dần ổn định nên nông dân nuôi tôm vô cùng phấn khởi vì rủi ro giảm, lợi nhuận cao.

Trong khi rất nhiều hộ nuôi tôm ở phường Phú Đông (TP Tuy Hòa) nói riêng, tỉnh Phú Yên nói chung lao đao vì dịch bệnh thì ông Nguyễn Hải (SN 1943, ở khu phố 6, phường Phú Đông) đã mạnh dạn có những bước đi mới trong việc thay đổi kỹ thuật nuôi, trở thành một trong những nông dân làm giàu từ vật nuôi này.

Thời buổi công nghệ thông tin, chỉ một chiếc điện thoại di động là có thể biết được tất tật thông tin từ hang cùng ngõ hẻm trên thế giới. Vậy mà đối với các hộ nuôi trồng thủy sản lại mất trắng cơ nghiệp do… nghẽn thông tin dự báo thời tiết. Chuyện tưởng lạ nhưng lại có thật 100% đối với rất nhiều hộ nuôi trồng thủy sản trong và ngoài tỉnh Bắc Ninh sau cơn bão số 5 và số 6.

Ngày 20 tháng 9 năm 2013, Trạm Khuyến nông Khuyến ngư huyện Đăk Mil (Đăk Nông) đã tổ chức Hội thảo tổng kết mô hình nuôi cá rô đầu vuông tại một hộ nông dân thực hiện mô hình ở xã Đăk Lao.

Tính từ đầu năm đến nay, tổng sản lượng khai thác thuỷ sản trong toàn tỉnh Cà Mau đạt 339.765 tấn, trong đó có 114.215 tấn tôm, còn lại là các loại thuỷ sản khác, đạt gần 80% kế hoạch, tăng 3,2% so cùng kỳ năm trước.