Giao 80ha Hồ Thuỷ Điện Đồng Nai 3 Cho Doanh Nghiệp Nuôi Cá Tầm

Một doanh nghiệp ở Khánh Hoà đã được UBND tỉnh Lâm Đồng cấp giấy chứng nhận đầu tư nuôi cá tầm tại hồ thuỷ điện Đồng Nai 3, đó là công ty cổ phần Cá Tầm Việt Nam, được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tại Khánh Hoà từ năm 2009.
Doanh nghiệp này được giao 80ha mặt nước hồ thuỷ điện Đồng Nai 3 trong 50 năm để thực hiện dự án nuôi cá tầm tại xã Đinh Trang Thượng, huyện Di Linh (Lâm Đồng). Dự án nuôi cá tầm kể trên, theo giấy chứng nhận đầu tư của tỉnh Lâm Đồng, có tổng vốn đầu tư khoảng 299 tỉ đồng. Dự kiến sản lượng cá tầm nuôi hàng năm đạt 770 tấn và mỗi năm sẽ bán ra 330 tấn cá tầm thương phẩm cùng 22 tấn trứng cá tầm đen. Hiện dự án đang trong giai đoạn nuôi thử nghiệm và ngay trong năm nay, doanh nghiệp sẽ thi công, xây lắp gần 11.000m2 lồng nuôi cá tầm, cùng một phần cầu dẫn, kho nổi trên diện tích mặt nước hồ thuỷ điện Đồng Nai 3 đã được giao. Theo dự án, từ năm 2014, sẽ bắt đầu có cá tầm thương phẩm và năm 2017 dự kiến có trứng cá tầm thương phẩm.
Có thể bạn quan tâm

Từ đầu năm đến nay, Hợp tác xã (HTX) chè Tân Hương (xóm Cây Thị, xã Phúc Xuân, T.P Thái Nguyên) đã bán ra thị trường gần 20 tấn chè búp khô các loại, đạt tổng doanh thu hơn 6,4 tỷ đồng, nộp ngân sách trên 600 triệu đồng, tăng 15% so với cùng kỳ, đảm bảo tiêu thụ chè cho 70 xã viên với giá trung bình 200 nghìn đồng/kg và việc làm cho 10 lao động với mức thu nhập bình quân 3,5 triệu đồng/tháng.

Chiều 20-11, tin từ một số doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trà ô-long xuất khẩu tại Lâm Đồng cho biết, khoảng 70 container chè thành phẩm của Việt Nam bị “tắc” tại cửa khẩu Đài Loan (Trung Quốc), đã được cơ quan chức năng sở tại cho thông quan bình thường.

Căn cứ vào quy hoạch diện tích đất lâm nghiệp, kế hoạch trồng rừng năm 2014, ngay từ đầu năm, huyện Thạch Thành đã giao kế hoạch trồng rừng cụ thể đến từng xã; chỉ đạo các phòng, ban có liên quan phối hợp với các xã hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc cây trồng cho bà con nông dân; huy động nhân dân đào hố trồng cây theo quy hoạch, bảo đảm hoàn thành diện tích theo kế hoạch được giao.

Riêng 10 tháng đầu năm 2014, Hạt Kiểm lâm Quan Hóa đã cung ứng vật tư, cây giống “đầu vào”, chỉ đạo, tổ chức cho các hộ nhận khoán đất lâm nghiệp các xã như Thành Sơn, Trung Thành, Phú Xuân, Nam Động trồng mới được 200 ha (hoàn thành kế hoạch trồng rừng sản xuất năm 2014 do UBND tỉnh giao).

Trao đổi với phóng viên báo Kinh tế nông thôn, ông Đàm Ngọc Hưng, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Hàm Yên, cho biết, hiện Hàm Yên có 4.000 ha cam sành, trong đó có 2.400 ha cam đang cho thu hoạch.