Giảm Xuất Khẩu Trái Vải Sang Trung Quốc

Trong những năm tới, Việt Nam sẽ giảm xuất khẩu trái vải sang thị trường Trung Quốc, mở rộng thị trường xuất khẩu sang nhiều nước khác.
Kế hoạch này nằm trong chương trình nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam thông qua hệ thống xúc tiến thương mại địa phương được Cục Xúc tiến thương mại tổ chức hội thảo góp ý vào sáng 30-9.
Theo nhóm nghiên cứu kế hoạch này, trái vải là một trong bảy mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của khu vực miền Bắc. Song mặt hàng này hiện chỉ xuất khẩu chủ yếu sang Trung Quốc với tỉ lệ 90%-95%. Nhóm nghiên cứu đã đưa ra mục tiêu đến năm 2017 sẽ giảm tỉ lệ xuất khẩu trái vải sang thị trường Trung Quốc xuống còn 85% và đến năm 2020 còn 75%.
Thời gian tới Việt Nam sẽ tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại, đàm phán các biện pháp kỹ thuật kinh doanh tư vấn nhằm xúc tiến mở cửa thị trường xuất khẩu trái vải, xây dựng thương hiệu trái vải của Việt Nam.
TS Nguyễn Văn Giáp, đại diện nhóm nghiên cứu kế hoạch phát triển xuất khẩu vùng Tây Nam Bộ, cho biết: Nhu cầu từ các thị trường cao cấp đối với trái cây Việt Nam khá cao. Tuy nhiên, do trở ngại về vận chuyển nên trái cây chưa được xuất nhiều vào các thị trường cao cấp. Vì vậy để phát triển xuất khẩu trái cây tươi, ngoài việc mở rộng sản xuất, đa dạng hóa thị trường,… Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ về chi phí vận chuyển bằng đường hàng không cho các mặt hàng trái cây tươi”.
Có thể bạn quan tâm

Theo số liệu thống kê của Sở NNPTNT Vĩnh Long, hiện toàn tỉnh có trên 7.730ha trong tổng số 9.330ha vườn trồng nhãn bị nhiễm bệnh chổi rồng, trong đó vườn bị bệnh nặng (tỷ lệ nhiễm trên 70%) là gần 3.000ha. Nhiều nhà vườn đành phải ngậm ngùi đốn bỏ vườn nhãn...

Mà có gì mới đâu! Thật ra VAC có từ thời hồng hoang rồi. Tôi nhớ từ bé, nhà nào cũng có ao thả cá, có chuồng lợn, đàn gà, chuồng trâu, có mảnh vườn trồng rau mùa nào thức ấy. Đó là mô hình tự cấp tự túc khép kín. Nhỏ, nhưng bền vững. Khi ấy công cụ và phương tiện nghèo nàn, nên VAC phù hợp khá lâu dài.

Trái trúc là loại cây sống ở vùng đồi núi cùng họ với chanh, trái có vị chua dùng để lấy nước, đặc biệt có mùi thơm giữ rất lâu.

Dịch cúm gia cầm xảy ra ở VN vào thời điểm cuối năm 2003, đến nay đã hơn 10 năm. Thế nhưng đến nay dịch cúm vẫn hoành hành và gây thiệt hại rất nặng.

Cùng với tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra và cá ba sa, cá rô phi là một trong những loài thuỷ sản có giá trị kinh tế cao, không chỉ đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa mà còn để xuất khẩu.