Giảm Xuất Khẩu Trái Vải Sang Trung Quốc

Trong những năm tới, Việt Nam sẽ giảm xuất khẩu trái vải sang thị trường Trung Quốc, mở rộng thị trường xuất khẩu sang nhiều nước khác.
Kế hoạch này nằm trong chương trình nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam thông qua hệ thống xúc tiến thương mại địa phương được Cục Xúc tiến thương mại tổ chức hội thảo góp ý vào sáng 30-9.
Theo nhóm nghiên cứu kế hoạch này, trái vải là một trong bảy mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của khu vực miền Bắc. Song mặt hàng này hiện chỉ xuất khẩu chủ yếu sang Trung Quốc với tỉ lệ 90%-95%. Nhóm nghiên cứu đã đưa ra mục tiêu đến năm 2017 sẽ giảm tỉ lệ xuất khẩu trái vải sang thị trường Trung Quốc xuống còn 85% và đến năm 2020 còn 75%.
Thời gian tới Việt Nam sẽ tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại, đàm phán các biện pháp kỹ thuật kinh doanh tư vấn nhằm xúc tiến mở cửa thị trường xuất khẩu trái vải, xây dựng thương hiệu trái vải của Việt Nam.
TS Nguyễn Văn Giáp, đại diện nhóm nghiên cứu kế hoạch phát triển xuất khẩu vùng Tây Nam Bộ, cho biết: Nhu cầu từ các thị trường cao cấp đối với trái cây Việt Nam khá cao. Tuy nhiên, do trở ngại về vận chuyển nên trái cây chưa được xuất nhiều vào các thị trường cao cấp. Vì vậy để phát triển xuất khẩu trái cây tươi, ngoài việc mở rộng sản xuất, đa dạng hóa thị trường,… Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ về chi phí vận chuyển bằng đường hàng không cho các mặt hàng trái cây tươi”.
Có thể bạn quan tâm

Trên địa bàn TP. Bạc Liêu hiện chỉ có 28 hộ tham gia bảo hiểm tôm nuôi, với 41 hợp đồng (trong đó, ngân sách Nhà nước hỗ trợ gần 1,2 tỷ đồng). Đã có 14 hộ bị thiệt hại, với tổng số tiền bồi thường bảo hiểm hơn 1,1 tỷ đồng.

Sáng 19-12, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang – Lê Văn Thi đã chủ trì hội nghị tổng kết nuôi trồng thuỷ sản 2013 và triển khai kế hoạch 2014.

Ngày 19/12, tại Cần Thơ, Hiệp hội cá Tra Việt Nam và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức hội thảo “Phát triển thị trường và nâng cao giá trị gia tăng cá tra vùng Đồng bằng sông Cửu Long”.

Ông Nguyễn Văn Tê, ở ấp 3, xã Mỹ Thạnh Đông, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An bắt đầu khởi nghiệp cách đây khoảng 20 năm, gia đình ông chuyên sản xuất lúa, với diện tích khoảng 1,7 ha. Do đặc điểm vùng đất Đức Huệ là vùng đất xám bạc màu, nhiễm phèn, có những nơi nhiễm phèn nặng không thể sản xuất nông nghiệp.

Khi chuẩn bị vào vụ chế biến mía đường 2013-2014, hầu hết nông dân trồng mía tỏ ra không vui khi các nhà máy công bố chính sách thu mua với giá thấp hơn vụ trước gần 10%. Một số người trồng mía dự tính sau khi thu hoạch xong sẽ chuyển sang trồng mì.