Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giảm Thiểu Phát Thải Khí Nhà Kính Trong Nuôi Tôm Nước Lợ Tại Việt Nam

Giảm Thiểu Phát Thải Khí Nhà Kính Trong Nuôi Tôm Nước Lợ Tại Việt Nam
Ngày đăng: 22/05/2014

Ngày 19/5/2014, tại Hà Nội, Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản đã phối hợp, tổ chức buổi làm việc giữa một số đơn vị trực thuộc Tổng cục Thủy sản và Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ) để tham vấn ý kiến các đơn vị về ý tưởng dự án “Nghiên cứu hỗ trợ giảm thiểu phát thải khí nhà kính trong nuôi tôm nước lợ tại Việt Nam”.

Trong những năm qua, ngành Nuôi trồng thủy sản của nước ta, đặc biệt là nuôi trồng thủy sản ven biển đã có sự phát triển vượt bậc. Chỉ trong vòng 10 năm (2001-2011), sản lượng NTTS đã tăng từ hơn 700 ngàn tấn lên khoảng 3 triệu tấn, gấp khoảng hơn 4 lần, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 15,7%/năm. Trong đó, sản lượng NTTS ven biển (nước lợ, mặn) chiếm khoảng 29% .

Tuy nhiên, nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt là ở vùng ven bờ, trên biển, đảo chịu tác động thường xuyên và cực đoan của thời tiết và thiên tai do biến đổi khí hậu(BĐKH). BĐKH đi kèm với các biểu hiện như nước biển dâng, nhiệt độ tăng, bão lũ, sóng lớn, triều cường và các hiện tượng thời tiết cực đoan… đã ảnh hưởng lớn đến nghề cá nói chung và NTTS nói riêng.

Trong bối cảnh BĐKH đang diễn ra thì nuôi tôm nước lợ chịu nhiều bất lợi do BĐKH gây ra, đồng thời, một số hình thức nuôi tôm cũng đã và đang làm tăng phát thải khí nhà kính như: nuôi bán thâm canh, thâm canh, hoặc nuôi ở quy mô công nghiệp.

Tại Việt Nam, nghiên cứu về phát thải khí nhà kính đã và đang bắt đầu được thực hiện ở một số lĩnh vực như lâm nghiệp, thuỷ lợi. Tuy nhiên đối với nuôi trồng thủy sản, hầu như chưa có nghiên cứu nào một cách hệ thống liên quan đến phát thải khí nhà kính.

Do đó, nhóm nghiên cứu của Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản, Tổng cục Thủy sản đã đề xuất ý tưởng dự án: “Nghiên cứu hỗ trợ giảm thiểu phát thải khí nhà kính trong nuôi tôm nước lợ tại Việt Nam”. Mục tiêu của dự án là nhằm thúc đẩy phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng an toàn, giảm phát thải.

Dự án được kỳ vọng thành công với sự hợp tác của Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ), Bộ Nông nghiệp & PTNT, Tổng cục Thuỷ sản, Bộ Tài nguyên - Môi trường và các địa phương được chọn thực hiện dự án.

Viện Kinh tế và Quy hoạch Thuỷ sản- là đơn vị đầu mối phía Việt Nam có trách nhiệm là cầu nối với các đơn vị, chuyên gia trong nước, đồng thời phối hợp với GIZ hình thành mạng lưới đối tác, chuyên gia quốc tế để thực hiện thành công dự án.

Dự án này được thực hiện sẽ cung cấp các thông tin về hiện trạng phát thải khí nhà kính, hệ thống giải pháp, cơ chế chính sách thúc đẩy giảm thiểu khí nhà kính trong nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam, thực hiện mô hình thử nghiệm để mở rộng áp dụng trong lĩnh vực thủy sản.

Đồng thời, kết quả nghiên cứu sẽ tác động tích cực đến kết quả thực hiện mục tiêu giảm thiểu phát thải khí nhà kính đã được Chính phủ, Bộ Nông nghiệp &PTNT đã đề ra.

Bên cạnh đó, dự án sẽ tạo điều kiện thúc đẩy phát triển Ngành Thuỷ sản theo hướng an toàn, ít phát thải, phát triển ổn định, bền vững với vai trò của một ngành sản xuất hàng hoá lớn có khả năng cạnh tranh cao, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu.


Có thể bạn quan tâm

Trồng Rau Nhíp Trong Vườn Điều Xen Ca Cao Trồng Rau Nhíp Trong Vườn Điều Xen Ca Cao

Cây điều nhiều năm mất mùa, mất giá, nhưng thay đổi loại cây trồng khác trên diện tích đất đồi dốc là điều rất khó đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Anh Điểu Đan ở thôn 5, xã Minh Hưng (Bù Đăng) đã lên rừng mang giống rau nhíp về trồng xen trong vườn điều và ca cao. Đây là cách làm mới, vừa tăng thu nhập, vừa giúp bảo tồn một loại cây thực phẩm, có dược tính của đồng bào Xêtiêng ở Bình Phước.

01/08/2013
Có 34 Mô Hình Nuôi Ba Ba Ở Yên Bình (Yên Bái) Có 34 Mô Hình Nuôi Ba Ba Ở Yên Bình (Yên Bái)

Từ năm 2009, Trạm Khuyến nông huyện Yên Bình (Yên Bái) đưa vào thử nghiệm mô hình nuôi ba ba gai tại 3 xã là Tân Nguyên, Bảo Ái và Yên Bình.

14/01/2013
Người Trồng Mía Lao Đao Vì Giá Thấp Ở Thanh Hóa Người Trồng Mía Lao Đao Vì Giá Thấp Ở Thanh Hóa

Thời gian gần đây, Công ty CP Mía đường Lam Sơn (đóng trên địa bàn huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa), thu mua mía của các hộ dân tại xã Thọ Hải, Thọ Xuân với giá thấp, khiến nhiều hộ có nguy cơ lỗ nặng. Do đó, nhiều người dân đã chặn đường, không cho xe vào bốc mía chở về công ty.

15/01/2013
Phong Trào Nuôi Các Loại Thủy Sản Trên Địa Bàn Tỉnh Phát Triển Mạnh Phong Trào Nuôi Các Loại Thủy Sản Trên Địa Bàn Tỉnh Phát Triển Mạnh

Theo Sở Nông nghiệp-PTNT thì tính đến tới thời điểm này, toàn tỉnh Đắk Nông đã hoàn thành việc thả giống nuôi thủy sản với tổng diện tích là 1.300 ha. Hiện tại, bà con đang tích cực chăn nuôi theo hướng dẫn kỹ thuật của ngành chuyên môn nhằm phòng chống các loại bệnh trong mùa mưa.

02/08/2013
5.368 Tỷ Đồng Dư Nợ Cho Vay Nuôi Và Chế Biến Cá Tra Ở Đồng Tháp 5.368 Tỷ Đồng Dư Nợ Cho Vay Nuôi Và Chế Biến Cá Tra Ở Đồng Tháp

Tại buổi làm việc với các bộ ngành liên quan đến nguồn vốn cho vay phát triển nghề cá tra vào chiều 15-1, tại TP Cao Lãnh, ông Nguyễn Ngọc Thạch, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Đồng Tháp, cho biết trong năm 2012 các ngân hàng trên địa bàn tỉnh đã giải ngân cho người nuôi và các doanh nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu hơn 11.522 tỷ đồng, tăng đến 69% so với năm 2011.

17/01/2013