Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giám Sát Cúm Gia Cầm Đến Từng Hộ Gia Đình Ở Hưng Yên

Giám Sát Cúm Gia Cầm Đến Từng Hộ Gia Đình Ở Hưng Yên
Ngày đăng: 24/05/2012

Tỉnh Hưng Yên đã chuyển từ mô hình giám sát dịch bệnh bị động sang mô hình giám sát dịch chủ động dựa vào cộng đồng.

Từ năm 2007, trước những diễn biến phức tạp của dịch cúm gia cầm và nhiều loại dịch bệnh mới trên gia cầm và các đàn vật nuôi khác, tỉnh Hưng Yên đã chuyển từ mô hình giám sát dịch bệnh bị động (khi nào có dịch, các hộ gia đình báo cơ quan chức năng hoặc đề nghị chữa trị thì mới phát hiện bệnh) sang mô hình giám sát dịch chủ động dựa vào cộng đồng với sự hỗ trợ của Dự án AI Mê Kông ở 3 huyện điểm là: Phù Cừ, Yên Mỹ và Kim Động.

Tính đến nay, đã có 164 cộng tác viên (CTV) tham gia mô hình, trong đó có 82 CTV y tế và 82 CTV thú y. Đến tháng 10.2009, Hưng Yên tiếp tục được hỗ trợ từ Dự án “Sáng kiến cúm gia cầm và đại dịch” (APII) trong việc giám sát dịch cúm gia cầm dựa vào cộng đồng. Mô hình này đã có một đội ngũ CTV đông đảo với 318 người, trong đó có 85 CTV y tế và 133 CTV thú y, chủ yếu là CTV thú y và y tế thôn.

Ở cả 2 mô hình giám sát dịch bệnh này, đội ngũ CTV duy trì việc hàng tháng đến thăm các hộ trên địa bàn phụ trách hoặc giám sát qua tin đồn về bệnh từ bất kỳ nguồn tin nào. Khi phát hiện những ca nghi ngờ trên gia cầm hoặc trên người, CTV có báo cáo nhanh bằng biểu mẫu cho trưởng ban thú y thôn hoặc trưởng trạm y tế xã để xác minh, kiểm tra trước khi báo cáo lên tuyến trên.

Hoạt động giao ban hàng tháng của CTV y tế được lồng ghép với hoạt động giao ban hàng tháng của trạm y tế. Trong quá trình giám sát dịch bệnh, CTV còn tư vấn cho các hộ phương pháp chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, cách phòng chống dịch bệnh.

Các CTV thường xuyên được tập huấn, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cũng như kiến thức về giám sát dịch bệnh. Nhờ việc tăng cường giám sát, phát hiện sớm dịch bệnh trong những năm qua tình hình dịch bệnh trong chăn nuôi nói chung của Hưng Yên đã được kiểm soát khá tốt.

Trong thời gian tới, Hưng Yên đề xuất tiếp tục xây dựng mạng lưới giám sát dịch dựa vào cộng đồng mà các CTV sẽ được đào tạo từ sơ cấp trở lên. Đồng thời, tăng mức hỗ trợ cho các CTV từ 80.000 đồng lên 200.000 đồng/tháng. Với các CTV phát hiện chính xác các ca bệnh xảy ra trên địa bàn sẽ “thưởng nóng” 200.000 đồng/ca bệnh. Được biết, hiện toàn tỉnh Hưng Yên có khoảng 8 triệu con gia súc, gia cầm trên địa bàn.

Có thể bạn quan tâm

Giá Dê Thịt Tăng Cao Giá Dê Thịt Tăng Cao

Giá dê giống cũng đang ở mức khá cao, từ 150.000-200.000 đồng/kg, thậm chí cao hơn, do hiện nay có khá nhiều người tìm mua dê giống để nuôi vì thấy đầu ra dê hơi thời gian qua khá tốt. Trong đó, giống dê Boer đang có giá cao và được nhiều người chọn mua về nuôi vì dê có đặc tính dễ ăn và mau lớn.

28/06/2014
Diện Tích Măng Cụt Sẽ Tăng Lên 150 Ha Diện Tích Măng Cụt Sẽ Tăng Lên 150 Ha

Đầu năm 2014, huyện Dầu Tiếng tiếp tục phê duyệt cho xã Thanh Tuyền chuyển đổi 38 ha đất lúa, đất vườn không hiệu quả sang trồng cây măng cụt. Theo quy hoạch tổng thể của dự án, diện tích măng cụt của xã Thanh Tuyền sẽ phát triển lên 150 ha.

10/06/2014
Phân Hữu Cơ Rất Cần Thiết Cho Cây Có Múi Phân Hữu Cơ Rất Cần Thiết Cho Cây Có Múi

Thời gian trước, nhà vườn ở huyện Lai Vung gặp nhiều khó khăn trong việc xử lý diện tích vườn bị già cỗi. Nhiều diện tích vườn phải đốn bỏ do năng suất kém mà nguyên nhân chủ yếu do tình trạng nghèo kiệt chất hữu cơ trong đất.

28/06/2014
Giao Quyền Khai Thác Thủy Sản Vùng Biển Ven Bờ Cho Ngư Dân Giao Quyền Khai Thác Thủy Sản Vùng Biển Ven Bờ Cho Ngư Dân

Đây là 1 trong 2 mô hình thí điểm đầu tiên trên vùng biển Thừa Thiên Huế cũng như toàn quốc về việc giao quyền khai thác thủy sản vùng biển ven bờ cho người dân. Cộng đồng ngư dân phối hợp cùng Nhà nước quản lý ngư trường.

11/06/2014
Tăng Cường Kiểm Soát Thanh Long Và Chuối Xuất Sang Trung Quốc Tăng Cường Kiểm Soát Thanh Long Và Chuối Xuất Sang Trung Quốc

Để tránh tình trạng hàng đưa sang Trung Quốc bị trả về thậm chí bị tiêu hủy, Cục Bảo vệ thực vật yêu cầu Chi cục và các doanh nghiệp xuất khẩu kiểm tra chặt chẽ các lô hàng xuất khẩu sang Trung Quốc trong đó, đặc biệt chú ý đến hai loại rệp sáp do Trung Quốc thông báo. Lô hàng nào bị nhiễm cần có biện pháp xử lý sao cho phù hợp.

28/06/2014