Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giảm ô nhiễm, tăng đàn gia súc

Giảm ô nhiễm, tăng đàn gia súc
Ngày đăng: 27/11/2015

Khí biogas giúp người dân giảm phần nào chi phí sinh hoạt

Hiệp Hòa là huyện được thụ hưởng nhiều nhất từ dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp (LCASP) tỉnh Bắc Giang với 290 công trình khí sinh học được xây, lắp trong 9 tháng đầu năm 2015.

Theo báo cáo của Sở NN-PTNT Bắc Giang, 9 tháng đầu năm nay toàn tỉnh xây dựng được 2.000 công trình khí sinh học (hầm biogas).

Hiệp Hòa là huyện đi đầu với 290 công trình, tiến hành được 12 đợt tập huấn vận hành công trình khí sinh học cho người dân trong địa bàn huyện.

Với tinh thần đẩy mạnh phát triển ngành chăn nuôi đi đôi với giảm thiểu ô nhiễm môi trường, ngay từ khi dự án LCASP được triển khai, Trạm Khuyến nông Hiệp Hòa đã phối kết hợp với Đài Truyền thanh huyện, xã tuyên truyền về lợi ích của các hầm biogas trong chăn nuôi cũng như phục vụ nhu cầu thiết thực của đời sống.

Trao đổi với chúng tôi, ông Đỗ Hà Giang, kỹ thuật viên dự án LCASP huyện Hiệp Hòa cho biết, trước đây việc xử lý môi trường sau chăn nuôi của các hộ gia đình, các trang trại thường xuyên được đề cập đến trong chương trình chăn nuôi của huyện, đã có một vài dự án nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường sau chăn nuôi nhưng không triệt để.

Chất thải chăn nuôi thường được người dân thu gom, ủ trấu rồi để một chỗ trong khuôn viên gia đình, chuồng trại gây ảnh hưởng đến môi trường.

Hơn nữa, dịch bệnh trong chất thải ở lứa trước vẫn còn, ảnh hưởng trực tiếp đến lứa chăn nuôi tiếp theo.

Dự án LCASP không đơn giản với mục tiêu ban đầu là giảm tải ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi mà còn giúp cho người dân giảm được không ít chi phí sinh hoạt từ khí biogas.

Khi chương trình LCASP được đưa vào thực hiện, Trạm Khuyến nông huyện đã tổ chức triển khai dự án thông qua các lớp học tập huấn ở các thôn, xã về tác hại của chất thải chăn nuôi, kèm theo tuyên truyền về lợi ích của việc xây, lắp công trình hầm biogas, lồng ghép việc xây dựng phục vụ cho gia đình để người dân tích cực tham gia.

Đến nay tổng đàn gia súc trong toàn huyện tăng trung bình từ 10 – 20%/năm so với trước dự án.

Gia đình bà Đặng Thị Nguyệt, thôn Danh Thượng 2, xã Danh Thắng - một trong số các hộ được hưởng lợi từ dự án LCASP chia sẻ, trước đây gia đình cũng chăn nhiều lợn, phân thì dùng để bón cho cây trồng và rau màu, nước thải thì xả thẳng ra ao sau nhà, cứ chiều đến muỗi bay vào nhiều vô kể.

Từ khi có hầm, nước thải cho chảy vào bể phụ ra ngoài cho người ta tưới rau, muỗi vào cũng ít hơn.

Với 3 con lợn sề, 50 lợn con, khí sinh ra nhiều thì dùng để nấu nướng, dùng không hết còn phải nhờ anh em ngay gần nhà dùng đỡ.

Đã từng xây 1 bể biogas cách đây 20 năm, là người rõ nhất lợi ích mà hầm biogas mang lại, ông La Văn Hoạt, thôn Danh Thượng 2 dẫn chúng tôi tham quan 3 hầm biogas của gia đình.

Ông bảo, trước gia đình cũng xây hầm nên cũng thấy được lợi ích của nó, từ khi biết có dự án hỗ trợ gia đình cũng đăng kí xây thêm 2 hầm nữa, dung tích lớn nhất là 25 m3.

Có thêm hầm thì nuôi thêm lợn, số lợn hiện tại của gia đình trên dưới 70 con.


Có thể bạn quan tâm

“Mùa Vàng” Với Người Trồng Sắn Sóc Trăng “Mùa Vàng” Với Người Trồng Sắn Sóc Trăng

Đến thời điểm này, những hộ nông dân trồng củ sắn (củ đậu) ở 4 ấp thuộc xã An Thạnh Đông (huyện Cù Lao Dung - Sóc Trăng) đạt lợi nhuận gần 50 triệu đồng/công sau khi trừ chi phí. Đây được xem là “mùa vàng” với người trồng củ sắn ở xã An Thạnh Đông khi giá bán đạt... “kỷ lục” 7.000 đồng/kg!

21/12/2012
Giá tôm hùm tiếp tục giảm Giá tôm hùm tiếp tục giảm

Người nuôi tôm hùm ở TX Sông Cầu (Phú Yên) cho biết, hiện giá tôm hùm thương phẩm xuống thấp, chỉ còn 1,2 triệu đồng/kg, giảm 200.000 đồng/kg so với đầu tháng 3 và giảm 600.000 đồng/kg so với thời điểm đầu năm 2015. Giá tôm xuống thấp khiến người nuôi hòa vốn hoặc lãi ít sau gần 2 năm nuôi.

09/04/2015
Đồng Bằng Sông Cửu Long Tổ Chức Lại Sản Xuất Trên Biển Đồng Bằng Sông Cửu Long Tổ Chức Lại Sản Xuất Trên Biển

Hướng tới việc khai thác, nuôi trồng thủy sản đạt hiệu quả cao và bền vững, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã đề ra nhiệm vụ tổ chức lại sản xuất trên biển, đồng thời thực hiện chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2020.

31/07/2013
Hiệu Quả Của Nghề Nuôi Cá Nước Chảy Ở Tình Húc (Quảng Ninh) Hiệu Quả Của Nghề Nuôi Cá Nước Chảy Ở Tình Húc (Quảng Ninh)

Nghề nuôi cá nước chảy có ở hầu khắp các xã huyện Bình Liêu (Quảng Ninh), nhưng chỉ mang tính nhỏ lẻ, mỗi xã lác đác có khoảng chục hộ nuôi. Ở xã Tình Húc nghề nuôi cá nước chảy phát triển quy mô hơn bởi ở đây có nhiều đồi sườn dốc thoai thoải, có khe nước chảy qua thích hợp với nghề nuôi cá nước chảy.

31/07/2013
Thất Bát Vụ Dưa Hấu Thất Bát Vụ Dưa Hấu

Những ngày gần đây, khi nhiều vùng dưa hấu trong tỉnh Hải Dương đang chuẩn bị được thu hoạch thì gặp mưa lớn liên tiếp, thiệt hại cả về năng suất, chất lượng và giá bán.

31/07/2013