Giảm Nghèo Từ Trồng Mận Hậu Xen Cà Phê Ở Sơn La

Những ngày này, tuyến đường vào xã Chiềng Đen (Thành phố Sơn La) nhộn nhịp hơn, bởi những chiếc xe tải, xe máy ra - vào mua mận hậu.
Theo ông Lò Văn Thanh, Chủ tịch UBND xã Chiềng Đen, năm 1990, Công ty Cà phê cây ăn quả tỉnh phối hợp với xã trồng thí điểm 3 ha cà phê, Công ty cung ứng 100% giống cây và chuyển giao kỹ thuật trồng xen cây mận hậu trên diện tích cà phê. 3 năm sau, mô hình mận hậu trồng xen cà phê cho thu hoạch. Từ kết quả thực tế, nông dân ở các bản giúp nhau chiết ghép, mở rộng diện tích trồng xen mận hậu và cà phê. Xác định cà phê và mận hậu là cây chủ lực chính, xã đã hình thành các vùng chuyên canh mận và cà phê ở các bản: Tò Lọ, Phiêng Tam…
Hằng năm, xã phối hợp với Hội Nông dân, Trạm Khuyến nông Thành phố chuyển giao kỹ thuật trồng cà phê và mận hậu cho bà con. Đến nay, toàn xã đã trồng 610 ha cây cà phê. Tính riêng cây mận, trung bình 1 ha thu hoạch từ 15 - 20 tấn quả, bán 6.000 đồng/kg, trừ chi phí, thu trên 100 triệu đồng/ha. Còn cà phê trung bình 1 ha thu hoạch hơn 10 tấn, sản lượng trên 6.000 tấn quả tươi. Từ mô hình này, số hộ nghèo trong xã giảm còn 5%.
Dọc quốc lộ 6 thuộc khu vực bản Phiêng Tam, những vườn mận đang chín rộ, sai trĩu cành, bên dưới là những hàng cà phê đang đậu quả đầu mùa. Cả bản có 135 ha đất sản xuất nông nghiệp thì 100% diện tích đều trồng cà phê xen mận. Cách trồng này đem lại thu nhập hơn hẳn các loại cây trồng khác. Năm qua, bản có 12 hộ đạt danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp.
Đến gia đình ông Tòng Văn Điểm, bản Phiêng Tam, đúng lúc ông đang thu hoạch mận, ông phấn khởi: “Gia đình tôi có hơn 3 ha mận. Năm nay, mận được mùa, gia đình thu hơn 70 tấn quả. Ngoài bán cho thương lái, gia đình tôi còn bán lẻ cho khách qua đường, thu nhập khá ổn định. Riêng cà phê, mỗi năm cho thu hoạch hơn 20 tấn quả tươi. Dưới gốc mận và cà phê, tôi nuôi gà thả vườn. Tông thu từ các nguồn trên, gia đình tôi thu khoảng 300 triệu đồng/năm”.
Mô hình trồng xen mận hậu với cà phê ở xã Chiềng Đen thật khả quan, có thể nhân rộng. Song, để nâng cao chất lượng nông sản, các cấp, các ngành quan tâm, tập huấn kỹ thuật cho bà con về trồng và chăm sóc mận, cách tỉa cành, chiết ghép để tạo được thương hiệu trên thị trường.
Có thể bạn quan tâm

Gia đình ông Trần Xảm, có đến 4 thế hệ gắn bó với nghề đi biển. Kinh nghiệm đánh bắt cũng được gia đình ông truyền từ đời này qua đời khác. Vì thế, mỗi chuyến đi biển là mỗi lần thuyền về đầy ắp cá tôm, hiếm khi thuyền về không. Hơn 40 năm mưu sinh, gắn bó với biển đã giúp ông xây dựng được nhà cửa khang trang, nuôi con cái khôn lớn, nên người.

Về thị trường tiêu thụ, Đức và Hoa Kỳ tiếp tục là các quốc gia nhập khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam với thị phần lần lượt là 13,6% và 9,8%. Trong đó, thị trường Bỉ có tốc độ tăng mạnh nhất gấp 2,6 về khối lượng so với cùng kỳ 2013.

Từ đầu tháng 10, trung bình mỗi ngày cửa hàng chị Nguyễn Hương Giang (Buôn Mê Thuột, Đắk Lắk) chuyển 70 - 100kg bơ ra thị trường Hà Nội tiêu thụ, với giá bán gần nhất là 105.000 đồng/kg. "Trước khách mua bao nhiêu có bấy nhiêu, nhưng giờ nguồn hàng ngày càng khan hiếm. Mấy hôm nay khách đặt rất đông nhưng shop chỉ có khoảng 40 - 50kg trái bán ra", chị Giang chia sẻ.

Theo các chủ trang trại chăn nuôi, giá heo hơi ngày 26-10 dao động 49.000-52.000 đồng/kg, giảm 3.000-5.000 đồng/kg so với hồi đầu tháng. Giá heo giảm do nguồn cung ra thị trường tăng lên nhanh sau khi người chăn nuôi mở rộng quy mô chuồng trại.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa công bố kết quả thực hiện kế hoạch 10 tháng năm 2014 của ngành. Theo đó, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản tháng 10/2014 ước đạt 2,28 tỉ USD. Lũy kế từ đầu năm đến hết tháng 10, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản của cả nước đạt 25,39 tỉ USD; tăng 11,2% so với cùng kỳ năm 2013.