Giảm nghèo bền vững

Là xã có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống, lại là xã thuần nông, người dân xã Lương Nghĩa (huyện Long Mỹ) chủ yếu sống bằng nghề trồng lúa. Những năm gần đây, diễn biến bất thường của hạn, mặn, cộng thêm giá lúa bấp bênh nên đa phần bà con chỉ gieo sạ được 2 vụ lúa/năm là Đông Xuân và Thu Đông.
Trước tình hình khó khăn trong canh tác lúa, nhiều nông dân trên địa bàn xã đã mạnh dạn phát triển mô hình nuôi trâu và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao. Phong trào nuôi trâu đã có từ lâu đời nhưng đa phần người dân nuôi chỉ để phục vụ cho việc cày bừa thuê là chính.
Tuy nhiên, từ năm 2004 đến nay phong trào này đã thật sự phát triển. Từ vài chục con ban đầu, hiện toàn xã có trên 300 con trâu lớn, nhỏ, tập trung nhiều ở các ấp 6, 7, và 10.
“Trước đây nhà tôi nuôi trâu chủ yếu phục vụ nông nghiệp, sau này thấy thương lái hỏi mua trâu nên nghĩ đến việc tăng đàn và nuôi trâu thương phẩm”, ông Danh Sơn ở ấp 7 chia sẻ.
Nuôi trâu không tốn nhiều công chăm sóc, thức ăn chủ yếu là rơm rạ, cỏ tự nhiên không tốn tiền nên hiệu quả kinh tế rất cao. Sau thời gian nuôi khoảng 13-18 tháng là trâu bắt đầu sinh sản, nếu chăm sóc tốt, trâu 1 tuổi có thể dùng để kéo lúa, nếu bán thịt cũng có giá từ 20 triệu đồng/con.
Bên cạnh mô hình nuôi trâu, thì mô hình nuôi bò thịt bán chăn thả cũng giúp cho nhiều hộ gia đình vươn lên khá giàu. Theo chị Nguyễn Ngọc Thủy xã Hiệp Hưng (huyện Phụng Hiệp) lúc đầu gia đình chỉ định nuôi bò để tận dụng thời gian rảnh, nhưng hiệu quả mang lại hơn cả mong đợi.
Do là giống bò chất lượng cao nên bò lai Sind và Brahman mà gia đình chọn nuôi được thương lái mua với giá cao.
Mô hình này rất phù hợp với tập tính chăn nuôi của địa phương, kỹ thuật chăn nuôi đơn giản, và có thể nhân rộng trong tương lai. Với những kết quả từ các mô hình đem lại đã góp phần rất lớn trong việc xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân.
Có thể bạn quan tâm

Nông dân Bắc Cạn trồng dong riềng tràn lan, sản lượng tăng đột biến, tiêu thụ không hết, tư thương khống chế giá giảm gần một nửa so với năm trước. Tiền bán dong riềng không đủ trả công thu hoạch và vận chuyển làm cho nông dân lao đao.

Toàn tỉnh Bình Phước hiện có khoảng hơn 10.000 ha hồ tiêu (chiếm gần 20% diện tích cả nước), tập trung nhiều nhất ở 3 huyện: Lộc Ninh (3.552 ha), Bù Đốp (2.007 ha) và Hớn Quản (1.420 ha) với năng suất bình quân đạt 2,9 tấn/ha.

Trồng thành công giống chanh Bắc trên vùng rừng núi chỉ quen với những loại cây công nghiệp như điều, cà phê, cao su, anh Đinh Văn Anh ở thôn 9, xã Đức Liễu (Bù Đăng - Bình Phước) khiến nhiều người khâm phục.

Hàng năm, Việt Nam sản xuất hơn 40 triệu tấn lúa hàng hóa các loại, đóng góp cho xuất khẩu hơn 7,7 triệu tấn gạo (năm 2012), tuy nhiên, sản lượng lúa được nông dân bán trực tiếp cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo chỉ chiếm 5,1% con số trên.

Đất không nghèo, nhưng suốt cả một thời gian dài, người dân Khánh Sơn (Khánh Hoà) hằng đau đáu trước câu hỏi lấy cây trồng nào làm chủ lực? Rồi cây sầu riêng có mặt, mở ra một hướng đi mới cho chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở địa phương. Song, việc xây dựng và giữ gìn thương hiệu sầu riêng Khánh Sơn hiện vẫn rất gian truân.