Giảm nghèo bền vững

Là xã có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống, lại là xã thuần nông, người dân xã Lương Nghĩa (huyện Long Mỹ) chủ yếu sống bằng nghề trồng lúa. Những năm gần đây, diễn biến bất thường của hạn, mặn, cộng thêm giá lúa bấp bênh nên đa phần bà con chỉ gieo sạ được 2 vụ lúa/năm là Đông Xuân và Thu Đông.
Trước tình hình khó khăn trong canh tác lúa, nhiều nông dân trên địa bàn xã đã mạnh dạn phát triển mô hình nuôi trâu và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao. Phong trào nuôi trâu đã có từ lâu đời nhưng đa phần người dân nuôi chỉ để phục vụ cho việc cày bừa thuê là chính.
Tuy nhiên, từ năm 2004 đến nay phong trào này đã thật sự phát triển. Từ vài chục con ban đầu, hiện toàn xã có trên 300 con trâu lớn, nhỏ, tập trung nhiều ở các ấp 6, 7, và 10.
“Trước đây nhà tôi nuôi trâu chủ yếu phục vụ nông nghiệp, sau này thấy thương lái hỏi mua trâu nên nghĩ đến việc tăng đàn và nuôi trâu thương phẩm”, ông Danh Sơn ở ấp 7 chia sẻ.
Nuôi trâu không tốn nhiều công chăm sóc, thức ăn chủ yếu là rơm rạ, cỏ tự nhiên không tốn tiền nên hiệu quả kinh tế rất cao. Sau thời gian nuôi khoảng 13-18 tháng là trâu bắt đầu sinh sản, nếu chăm sóc tốt, trâu 1 tuổi có thể dùng để kéo lúa, nếu bán thịt cũng có giá từ 20 triệu đồng/con.
Bên cạnh mô hình nuôi trâu, thì mô hình nuôi bò thịt bán chăn thả cũng giúp cho nhiều hộ gia đình vươn lên khá giàu. Theo chị Nguyễn Ngọc Thủy xã Hiệp Hưng (huyện Phụng Hiệp) lúc đầu gia đình chỉ định nuôi bò để tận dụng thời gian rảnh, nhưng hiệu quả mang lại hơn cả mong đợi.
Do là giống bò chất lượng cao nên bò lai Sind và Brahman mà gia đình chọn nuôi được thương lái mua với giá cao.
Mô hình này rất phù hợp với tập tính chăn nuôi của địa phương, kỹ thuật chăn nuôi đơn giản, và có thể nhân rộng trong tương lai. Với những kết quả từ các mô hình đem lại đã góp phần rất lớn trong việc xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 30-5, ông Lê Sỹ Quý, Phó phòng NN-PTNT huyện Chư Sê, Phó Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê (tỉnh Gia Lai) cho biết, giá hạt tiêu Chư Sê bán ra hiện đang ở mức xấp xỉ 150.000 đồng/kg.

Năm 2013, việc nuôi trồng thủy sản (NTTS) ở các địa phương trong tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã gặt hái được kết quả khả quan. Chỉ tiêu đặt ra cho NTTS năm 2014 không chỉ là nâng cao sản lượng, mà chất lượng sản phẩm còn phải đạt được các tiêu chí về an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu.

Cánh đồng xóm Khoang, Vỏ, Bọ, xã Phúc Tuy, huyện Lạc Sơn (Hoà Bình) trải dài màu xanh xám của ngô đến kỳ thu hoạch. Cây tốt, bắp đều, râu ngô nâu dài phất phơ. Chỉ có điều tước vỏ chẳng thấy hạt đâu.

Nhiều nơi ở Đồng bằng sông Cửu Long bắt đầu vào vụ thu hoạch lúa hè thu, tuy nhiên giá lại giảm 200-400 đồng trên mỗi kg trong khi thương lái không mua hàng nhiều.

Dịch bệnh cúm gia cầm, lở mồm long móng… lắng xuống nhưng nếu không kịp thời khắc phục những hạn chế, nguy cơ tái dịch sẽ xảy ra. Đó là nhận định của Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tại Hội nghị sơ kết phòng chống dịch cúm gia cầm các tỉnh phía Nam vừa được tổ chức cuối tuần qua tại TPHCM.