Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giảm Mức Bồi Thường Bảo Hiểm Cho Tôm, Cá Tra

Giảm Mức Bồi Thường Bảo Hiểm Cho Tôm, Cá Tra
Ngày đăng: 01/04/2013

Trong thời gian tới, những hộ dân nuôi trồng thủy sản tham gia thí điểm bảo hiểm nông nghiệp cho con tôm, cá tra sẽ nhận được tiền bồi thường thấp hơn trước đây.

 Theo quyết đinh 3035/QĐ-BTC thì tôm nuôi từ 50 - 69 ngày sẽ nhận được tỷ lệ bồi thưởng bảo hiểm là từ 55 - 64%. Tuy nhiên, sau một thời gian áp dụng, những điều khoản này tỏ ra bất cập nên trong dự thảo gởi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) để lấy ý kiến, Bộ Tài chính điều chỉnh đối với tôm thẻ chân trắng nuôi 50 - 59 ngày xuống 15 - 25. Đối với cá tra, theo quyết định 3035 tỷ lệ bảo hiểm từ ngày nuôi thứ 140 đến 182 là 69 - 27%, nhưng trong lần sửa đổi này thì sản phẩm cá tra sẽ không còn được bồi thưởng bảo hiểm nữa. Ông Đỗ Minh Trường, Phó trưởng phòng giám sát bảo hiểm, Bộ Tài chính, lý giải việc điều chỉnh một số điều khoản trong quyết định 3035 theo hướng giảm tỷ lệ bồi thường bảo hiểm xuống là nhằm mục đích sao cho phù hợp với tình hình thực tế. Tuy nhiên, khi căn cứ trên tình hình thực tế, Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, Bộ NN&PTNT, vẫn kiến nghị Bộ Tài chính tỷ lệ bảo hiểm 25 - 35% đối với tôm thẻ chân trắng, giảm khoảng 50% so với hiện hành; còn mức bảo hiểm cho con cá tra, theo Cục, không nên giảm về mức 0% mà tương đương với mức bồi thường của tôm thẻ chân trắng. Lý do, theo Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, khi cá tra đã lớn mà bị dịch bệnh thì chỉ thu hồi được một phần sản phẩm, vì một héc ta nuôi cá có hàng trăm tấn cá chết nên không thể thu hồi được vốn. Theo quyết định 315/QĐ-TTg về thí điểm bảo hiểm nông nghiệp ở 21 tỉnh thành thì 7 tỉnh tham gia bảo hiểm cây lúa, 9 tỉnh bảo hiểm về chăn nuôi và 5 tỉnh bảo hiểm về thủy sản có thời hạn từ 2011 - 2013. Tuy nhiên, do trong quá trình thực hiện gặp những khó khăn nên đã được chính phủ gia hạn thời gian thí điểm đến đến tháng 6-2014.

Có thể bạn quan tâm

Nhãn, Vải Việt Nam Xuất Sang Mỹ “Cửa” Đã Mở Nhưng Không Dễ Vào Nhãn, Vải Việt Nam Xuất Sang Mỹ “Cửa” Đã Mở Nhưng Không Dễ Vào

Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, hiện Mỹ là thị trường tiêu thụ rau, quả lớn thứ tư của Việt Nam. Tuy nhiên, hầu hết trái cây Việt Nam mới chỉ cung ứng cho bộ phận người Châu Á, chưa xâm nhập rộng được vào thị trường này. Thêm nữa, việc đồng ý cho vải, nhãn vào thị trường Mỹ chỉ là bước đầu, còn việc hai loại trái cây này có thể vào được và tồn tại trên thị trường đầy thách thức này là cả vấn đề.

18/09/2014
Hợp Tác, Khai Thác Mặt Hàng Quả Thanh Long Bình Thuận Tiêu Thụ Tại Hà Nội Hợp Tác, Khai Thác Mặt Hàng Quả Thanh Long Bình Thuận Tiêu Thụ Tại Hà Nội

Thanh long là cây trồng đặc sản có lợi thế cạnh tranh trong 9 loại cây trồng ở nước ta mà Bộ Nông nghiệp và PTNT đã xác định. Tính đến nay, Bình Thuận có trên 23.000 ha thanh long với sản lượng thu hoạch 600.000 tấn/năm. Bên cạnh việc xuất khẩu, trái thanh long Bình Thuận hiện đã có mặt hầu hết trên các thị trường trong nước, tuy nhiên sản lượng tiêu thụ chưa nhiều, còn bấp bênh, giá cả không ổn định.

18/09/2014
Gạo Non-Basmati Của Ấn Độ Dự Định Gạo Non-Basmati Của Ấn Độ Dự Định "Tấn Công" Thị Trường Trung Quốc

Theo các doanh nghiệp Ấn Độ, Trung Quốc từ chối nhập khẩu gạo non-basmati của Ấn với lý do không đạt được thỏa thuận chung về định mức an toàn vệ sinh. Song, phía thương nhân Ấn khẳng định gạo của nước này có chất lượng khá tốt và họ sẽ đưa ra mức giá hợp lý nếu Trung Quốc chấp nhận nhập khẩu.

18/09/2014
Bệnh Chổi Rồng Ở Nhãn Bệnh Chổi Rồng Ở Nhãn "Đốt" Hơn 100 Tỷ Nhưng Vẫn Vô Phương Cứu Chữa

Trong 3 năm trở lại đây bệnh chổi rồng đã phá khoảng 6.000 ha nhãn ở ĐBSCL, ngành nông nghiệp chi hơn 100 tỷ đồng mua thuốc BVTV phòng, chống bệnh nhưng không hiệu quả.

18/09/2014
Ồ Ạt Sản Xuất Lúa “Siêu Trung Quốc” Chất Lượng Chỉ Để Cho... Gà Ăn! Ồ Ạt Sản Xuất Lúa “Siêu Trung Quốc” Chất Lượng Chỉ Để Cho... Gà Ăn!

Nhiều năm qua, nông dân vùng ĐBSCL đã không ngừng mở rộng diện tích sản xuất giống lúa IR50404. Và bây giờ, người dân còn ồ ạt sản xuất giống lúa Ma Lâm 202 (ML202).

18/09/2014