Giảm Mạnh Số Điểm Kinh Doanh Gia Cầm Trái Phép Tại TPHCM

Số điểm nóng kinh doanh gia cầm sống trái phép trên địa bàn TPHCM đã giảm đáng kể, từ 79 điểm vào thời điểm đầu tháng 4 còn 48 điểm tính đến tháng 6.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TPHCM, đây là kết quả sau hơn 1 tháng tăng cường kiểm tra, xử lý của các đoàn kiểm tra liên ngành.
Các điểm kinh doanh gia cầm trái phép còn tồn tại hiện nằm ở các khu vực giáp ranh giữa các quận, huyện. Cụ thể như tại tuyến đường Bình Long, giáp ranh giữa quận Tân Phú và Bình Tân, mặc dù đã có lực lượng chốt chặn nhưng vẫn tồn tại 5 đến 6 điểm kinh doanh gia cầm trái phép; khu vực cầu Trường Đai, chợ Cầu giáp ranh giữa quận 12 và quận Gò Vấp vẫn còn 1 điểm; hay như tại khu vực cầu Sa, nơi giáp ranh giữa huyện Bình Chánh và Hóc Môn, tình hình kinh doanh gia cầm sống trái phép vẫn diễn ra công khai.
Bên cạnh đó, tình hình chăn nuôi gia cầm như gà, vịt nhỏ lẻ không đảm bảo điều kiện, việc kinh doanh trứng, thịt gia cầm chưa qua kiểm dịch tại các chợ còn khá phổ biến, nhất là tại các chợ ven và ngoại thành.
Để làm tốt việc ngăn chặn tình trạng kinh doanh gia cầm sống trái phép hiện nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TPHCM kiến nghị với lãnh đạo thành phố ngoài các biện pháp đã thực hiện như tuyên truyền, vận động người dân, lập các chốt chặn tại các điểm nóng... thì cần phải tăng cường kiểm tra nhiều hơn nữa, xử lý nghiêm những trường hợp sử dụng sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc.
Giao cho Chủ tịch UBND các quận, huyện được phép ký lệnh khám xét nhà đối với các trường hợp chứa chấp, kinh doanh và đồng thời chịu trách nhiệm khi để xảy ra tình trạng kinh doanh gia cầm sống trái phép trên địa bàn.
Hiện mỗi ngày, TPHCM tiêu thụ khoảng 120.000 đến 130.000 gia cầm các loại, trong đó khoảng 58.000 đến 62.000 con được giết mổ tại các cơ sở giết mổ trên địa bàn thành phố, số còn lại được chuyển về từ các tỉnh như Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Bà Rịa-Vũng Tàu...
Trong 6 tháng đầu năm, các đoàn kiểm tra liên ngành của thành phố và các quận, huyện đã phát hiện và xử lý 3.807 trường hợp kinh doanh gia cầm sống trái phép với số lượng gần 29.000 con gia cầm, 18.145 con chim, 567.869 quả trứng, 762 kg phụ phẩm gia cầm...
Có thể bạn quan tâm

Anh Dũng, một nông dân ở thị trấn Ma Lâm (Hàm Thuận Bắc) có hơn 1 ngàn trụ thanh long sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP tâm sự: Trồng thanh long theo tiêu chuẩn này chi phí sản xuất giảm rất nhiều, vì ít sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và lượng phân bón, thanh long ít bị bệnh và năng suất ổn định hơn...

Thu hoạch sau ông Tích để chờ giá lên, ông Phạm Văn Quắn ở xã Mỹ Long Nam cho biết vài ngày gần đây giá tôm tăng nhưng rất chậm và thấp hơn rất nhiều so với đầu vụ. Tại Trà Vinh, tôm loại 100 con giá 97.000 đồng một kg, loại 75 con giá 115.000 đồng và 50 con giá 124.000 đồng, giảm 30.000-60.000 đồng một kg so với cùng kỳ năm trước.

Số thuyền công suất nhỏ (dưới 30 CV) giảm 174 chiếc so cuối năm 2013. Công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản được duy trì thường xuyên, từ đầu năm đến nay đã xử lý 544 vụ vi phạm, giảm 43,6% so cùng kỳ. Khai thác hải sản xa bờ gắn với dịch vụ hậu cần nghề cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động trên biển được đẩy mạnh.

Tại Hội nghị thường niên lần thứ 42 của Ủy ban Hạt tiêu Quốc tế (IPC) diễn ra tại Việt Nam mới đây, các chuyên gia ước tính sản lượng hạt tiêu toàn cầu năm nay sẽ đạt 336.000 tấn, và sẽ tăng 38% trong năm tới. Các nước không thuộc IPC sẽ sản xuất khoảng 30.000 tấn trong năm tới.

Bà Nguyễn Thanh Hà, phó giám đốc chợ đầu mối Thủ Đức, cho hay còn mở thêm khu vực đậu xe cho các thương lái, nhà vườn vận chuyển hàng từ các tỉnh phía Bắc đến chợ trực tiếp kinh doanh. Tuy nhiên, người kinh doanh ở chợ này cũng tiếc rẻ: “Nếu các tỉnh làm sớm hơn thì sẽ rất thuận lợi vì thời gian tiêu thụ kéo dài, đến thời điểm này nhiều đầu mối kinh doanh đã ký kết hợp đồng hết rồi”.