Giảm Mạnh Số Điểm Kinh Doanh Gia Cầm Trái Phép Tại TPHCM

Số điểm nóng kinh doanh gia cầm sống trái phép trên địa bàn TPHCM đã giảm đáng kể, từ 79 điểm vào thời điểm đầu tháng 4 còn 48 điểm tính đến tháng 6.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TPHCM, đây là kết quả sau hơn 1 tháng tăng cường kiểm tra, xử lý của các đoàn kiểm tra liên ngành.
Các điểm kinh doanh gia cầm trái phép còn tồn tại hiện nằm ở các khu vực giáp ranh giữa các quận, huyện. Cụ thể như tại tuyến đường Bình Long, giáp ranh giữa quận Tân Phú và Bình Tân, mặc dù đã có lực lượng chốt chặn nhưng vẫn tồn tại 5 đến 6 điểm kinh doanh gia cầm trái phép; khu vực cầu Trường Đai, chợ Cầu giáp ranh giữa quận 12 và quận Gò Vấp vẫn còn 1 điểm; hay như tại khu vực cầu Sa, nơi giáp ranh giữa huyện Bình Chánh và Hóc Môn, tình hình kinh doanh gia cầm sống trái phép vẫn diễn ra công khai.
Bên cạnh đó, tình hình chăn nuôi gia cầm như gà, vịt nhỏ lẻ không đảm bảo điều kiện, việc kinh doanh trứng, thịt gia cầm chưa qua kiểm dịch tại các chợ còn khá phổ biến, nhất là tại các chợ ven và ngoại thành.
Để làm tốt việc ngăn chặn tình trạng kinh doanh gia cầm sống trái phép hiện nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TPHCM kiến nghị với lãnh đạo thành phố ngoài các biện pháp đã thực hiện như tuyên truyền, vận động người dân, lập các chốt chặn tại các điểm nóng... thì cần phải tăng cường kiểm tra nhiều hơn nữa, xử lý nghiêm những trường hợp sử dụng sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc.
Giao cho Chủ tịch UBND các quận, huyện được phép ký lệnh khám xét nhà đối với các trường hợp chứa chấp, kinh doanh và đồng thời chịu trách nhiệm khi để xảy ra tình trạng kinh doanh gia cầm sống trái phép trên địa bàn.
Hiện mỗi ngày, TPHCM tiêu thụ khoảng 120.000 đến 130.000 gia cầm các loại, trong đó khoảng 58.000 đến 62.000 con được giết mổ tại các cơ sở giết mổ trên địa bàn thành phố, số còn lại được chuyển về từ các tỉnh như Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Bà Rịa-Vũng Tàu...
Trong 6 tháng đầu năm, các đoàn kiểm tra liên ngành của thành phố và các quận, huyện đã phát hiện và xử lý 3.807 trường hợp kinh doanh gia cầm sống trái phép với số lượng gần 29.000 con gia cầm, 18.145 con chim, 567.869 quả trứng, 762 kg phụ phẩm gia cầm...
Có thể bạn quan tâm

Lâu ngày không gặp, cuối tuần rồi, trên đường về quê, Tư tôi tranh thủ ghé thăm anh Chín Hương An ở huyện Quế Sơn. Chạm ngõ, thấy cửa đóng then cài, hỏi người hàng xóm thì được biết vợ chồng anh đang ở ngoài đồng, tôi tìm ra ruộng.

Vụ mùa năm nay, huyện Cẩm Khê gieo trồng 3.250 ha lúa các loại trong đó gần 70% là diện tích lúa lai và lúa chất lượng cao. Các giống được gieo trồng chủ yếu như: Nhị ưu số 7, 838, Thục hưng 6, Q5 và các giống lúa thuần, giống có năng suất, chất lượng, có khả năng chống chịu sâu bệnh, phù hợp với khả năng đầu tư thâm canh của các hộ dân như: Bao Thai, Khang dân 18, Khang dân đột biến, Hương thơm số 1, Nếp 97.

Nổi tiếng và từng đi vào thi ca, song quýt làng Hương Cần, xã Hương Toàn (thị xã Hương Trà - Thừa Thiên Huế) trải qua bao năm tháng thăng trầm. Vượt qua nhiều thách thức, đến nay quýt Hương Cần vẫn giữ được vị ngọt thơm nồng nàn đặc trưng.

Tỉnh Bình Ðịnh là một trong những địa phương có đàn bò nhiều nhất khu vực miền Trung với tổng đàn trên 246 ngàn con, tỉ lệ bò lai chiếm gần 69% tổng đàn. Thời gian qua, nhờ làm nghề chăn nuôi vỗ béo bò, nhiều hộ nông dân trong tỉnh có thu nhập khá cao.

Phòng Quản lý Điện và năng lượng - Sở Công thương cho hay: Vừa qua, Công ty Điện lực Bình Thuận đã đề nghị Sở xác nhận điều kiện quá tải tại các trạm biến áp (TBA) và các phát tuyến trên địa bàn.