Giảm Mạnh Số Điểm Kinh Doanh Gia Cầm Trái Phép Tại TPHCM

Số điểm nóng kinh doanh gia cầm sống trái phép trên địa bàn TPHCM đã giảm đáng kể, từ 79 điểm vào thời điểm đầu tháng 4 còn 48 điểm tính đến tháng 6.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TPHCM, đây là kết quả sau hơn 1 tháng tăng cường kiểm tra, xử lý của các đoàn kiểm tra liên ngành.
Các điểm kinh doanh gia cầm trái phép còn tồn tại hiện nằm ở các khu vực giáp ranh giữa các quận, huyện. Cụ thể như tại tuyến đường Bình Long, giáp ranh giữa quận Tân Phú và Bình Tân, mặc dù đã có lực lượng chốt chặn nhưng vẫn tồn tại 5 đến 6 điểm kinh doanh gia cầm trái phép; khu vực cầu Trường Đai, chợ Cầu giáp ranh giữa quận 12 và quận Gò Vấp vẫn còn 1 điểm; hay như tại khu vực cầu Sa, nơi giáp ranh giữa huyện Bình Chánh và Hóc Môn, tình hình kinh doanh gia cầm sống trái phép vẫn diễn ra công khai.
Bên cạnh đó, tình hình chăn nuôi gia cầm như gà, vịt nhỏ lẻ không đảm bảo điều kiện, việc kinh doanh trứng, thịt gia cầm chưa qua kiểm dịch tại các chợ còn khá phổ biến, nhất là tại các chợ ven và ngoại thành.
Để làm tốt việc ngăn chặn tình trạng kinh doanh gia cầm sống trái phép hiện nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TPHCM kiến nghị với lãnh đạo thành phố ngoài các biện pháp đã thực hiện như tuyên truyền, vận động người dân, lập các chốt chặn tại các điểm nóng... thì cần phải tăng cường kiểm tra nhiều hơn nữa, xử lý nghiêm những trường hợp sử dụng sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc.
Giao cho Chủ tịch UBND các quận, huyện được phép ký lệnh khám xét nhà đối với các trường hợp chứa chấp, kinh doanh và đồng thời chịu trách nhiệm khi để xảy ra tình trạng kinh doanh gia cầm sống trái phép trên địa bàn.
Hiện mỗi ngày, TPHCM tiêu thụ khoảng 120.000 đến 130.000 gia cầm các loại, trong đó khoảng 58.000 đến 62.000 con được giết mổ tại các cơ sở giết mổ trên địa bàn thành phố, số còn lại được chuyển về từ các tỉnh như Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Bà Rịa-Vũng Tàu...
Trong 6 tháng đầu năm, các đoàn kiểm tra liên ngành của thành phố và các quận, huyện đã phát hiện và xử lý 3.807 trường hợp kinh doanh gia cầm sống trái phép với số lượng gần 29.000 con gia cầm, 18.145 con chim, 567.869 quả trứng, 762 kg phụ phẩm gia cầm...
Có thể bạn quan tâm

Thực hiện tái cơ cấu đối với ngành hàng tôm càng xanh, huyện Tam Nông (Đồng Tháp) đang triển khai dự án sản xuất lúa hữu cơ và nuôi tôm càng xanh theo quy trình VietGAP giai đoạn 2014 - 2020.

Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương UBND tỉnh Kiên Giang triển khai thực hiện các bước lập quy hoạch, lập dự án đầu tư xây dựng Trung tâm nghề cá lớn tỉnh Kiên Giang gắn với ngư trường Tây Nam Bộ.

Kể từ ngày 01/7/2015, các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài có liên quan đến quản lý, sử dụng đất trồng lúa cần áp dụng quy định về chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa theo Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/04/2015 của Chính phủ.
Tiếp tục chương trình “Ngành Y tế cùng ngư dân bám biển”, ngày 15/4, Bộ Y tế đã trao tặng 150 tủ thuốc cho ngư dân tỉnh Phú Yên.

Những năm qua, xã Thái Thành (Thái Thụy - Thái Bình) đã tập trung chuyển đổi diện tích đất chua, trũng, cấy lúa kém hiệu quả sang xây dựng các mô hình chăn nuôi tổng hợp cho hiệu quả kinh tế cao. Mô hình nuôi cá truyền thống của gia đình anh Phạm Trọng Ruân ở thôn Tuân Nghĩa là một trong những mô hình có hiệu quả, cho thu lãi trên 200 triệu đồng/năm.