Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giảm lãi suất cứu doanh nghiệp thủy sản

Giảm lãi suất cứu doanh nghiệp thủy sản
Ngày đăng: 14/09/2015

Theo VASEP, dưới áp lực giảm giá mạnh của đồng euro, yen và nhân dân tệ so với đồng USD đã tác động tới lợi nhuận của các DN xuất khẩu Việt Nam, khi mức linh hoạt tỷ giá USD/VND điều chỉnh thấp trong khi tỷ giá của các nước xuất khẩu cạnh tranh được linh hoạt hơn.

Xuất khẩu tôm 8 tháng qua đã giảm 2,6 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2014.

Hiện giá thành sản xuất các mặt hàng thủy sản Việt Nam cao hơn các nước đang cạnh tranh. Chẳng hạn, sản xuất tôm nuôi tại Ấn Độ và Indonesia giá thành dao động 2,5USD/kg (tôm 100 con), trong khi Việt Nam từ 3,5-4USD/kg. VASEP cho rằng cần tập trung và có chương trình, giải pháp đồng bộ để giảm giá thành sản xuất.

Theo lãnh đạo Bộ NNPTNT, xuất khẩu tôm thẻ chân trắng khó khăn nhưng mặt hàng tôm sú vẫn tốt. Vì vậy, các đơn vị cần tập trung phát triển mô hình tôm quảng canh, cải tiến, hướng dẫn giúp dân nâng cao năng suất, chất lượng.

Đặc biệt, phải thực hiện quyết liệt các biện pháp giảm giá thành đối với tất cả các mặt hàng, kể cả mặt hàng có thị trường tốt lẫn mặt hàng thị trường không tốt. Đồng thời, đối với tôm nuôi phải quyết liệt trong phòng chống dịch bệnh.

Qua 8 tháng, xuất khẩu thủy sản đạt 4,2 tỷ USD, giảm 17,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Bốn sản phẩm thủy sản xuất khẩu chủ lực đều giảm từ 6,5-28%, trong đó tôm giảm mạnh nhất (-29%), tác động đến kết quả xuất khẩu chung của ngành. Xuất khẩu tôm chiếm 43% với giá trị xuất khẩu  trên 1,8 tỷ USD, giảm 2,6 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2014.

Xuất khẩu cá tra giảm 9%, đạt trên 1 tỷ USD. Xuất khẩu cá ngừ tiếp tục giảm 7%, đạt trên 306 triệu USD. Các sản phẩm mực, bạch tuộc xuất khẩu giảm 11% xuống còn 273 triệu USD. Duy nhất xuất khẩu cá biển tăng nhẹ 4% đạt gần 660 triệu USD.

Theo VASEP, xuất khẩu thủy sản sang thị trường Mỹ giảm chủ yếu là mặt hàng tôm (giảm 51%) do giá tôm giảm. Tôm Việt Nam cạnh tranh khó khăn về nguồn cung và giá với tôm Ấn Độ và Indonesia.

Tại thị trường EU, xuất khẩu các mặt hàng như tôm, cá tra, cá ngừ, mực và bạch tuộc đều giảm mạnh ở mức hai con số. Thủy sản Việt Nam vào các thị trường lớn khác như Nhật Bản, Trung Quốc cũng  sụt giảm mạnh và chỉ có 2 thị trường ASEAN và Mexico tăng nhờ tăng nhập khẩu cá biển và cá ngừ.


Có thể bạn quan tâm

Giá Tôm Nguyên Liệu Giảm, Doanh Nghiệp Lãi Khá Giá Tôm Nguyên Liệu Giảm, Doanh Nghiệp Lãi Khá

Giá tôm nguyên liệu tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) mấy ngày qua bất ngờ giảm mạnh trong khi xuất khẩu mặt hàng này ở những tháng đầu năm 2014 tiếp tục tăng trưởng tốt, doanh nghiệp đạt lợi nhuận cao.

17/04/2014
Tôm Chân Trắng Chiếm Lợi Thế Xuất Khẩu Tôm Chân Trắng Chiếm Lợi Thế Xuất Khẩu

Năm 2013 xuất khẩu (XK) tôm chân trắng đạt gần 1,58 tỉ USD, tăng 113% so với năm 2012 và chiếm 50,7% tổng giá trị XK tôm.

17/04/2014
Phát Triển Sản Phẩm Cá Da Trơn Việt Nam Chất Lượng Cao Phát Triển Sản Phẩm Cá Da Trơn Việt Nam Chất Lượng Cao

Bộ NN&PTNT vừa phê duyệt Đề án khung sản phẩm quốc gia “Sản phẩm cá da trơn Việt Nam chất lượng cao và các sản phẩm chế biến từ cá da trơn”.

17/04/2014
Thương Lái Trung Quốc Thao Túng Thị Trường Hải Sản Thương Lái Trung Quốc Thao Túng Thị Trường Hải Sản

Từ khi thương lái Trung Quốc (TQ) nhúng tay vào thị trường Việt Nam, trong đó có mặt hàng hải sản, khiến thị trường này biến động và đã có không ít người dân Việt phải ăn “trái đắng” vì những mánh khóe kinh doanh của thương lái ngoại.

17/04/2014
Xây Dựng Mô Hình Nuôi Bồ Câu Pháp Theo Hình Thức Công Nghiệp Xây Dựng Mô Hình Nuôi Bồ Câu Pháp Theo Hình Thức Công Nghiệp

Dự kiến, mô hình này sẽ được triển khai thực hiện tại địa bàn thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương. Hiện tại, UBND huyện Lạc Dương đã thành lập Hội đồng Xét duyệt đề cương đề tài “Xây dựng mô hình nuôi bồ câu Pháp theo hình thức công nghiệp tại thị trấn Lạc Dương” gồm 7 thành viên.

17/04/2014