Tôm Chân Trắng Chiếm Lợi Thế Xuất Khẩu

Năm 2013 xuất khẩu (XK) tôm chân trắng đạt gần 1,58 tỉ USD, tăng 113% so với năm 2012 và chiếm 50,7% tổng giá trị XK tôm.
Nhờ kiểm soát tốt dịch bệnh, tôm thẻ chân trắng của Việt Nam đang có đà vượt trội về xuất khẩu. Ảnh VGP/Đỗ Hương
Theo nhận định của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP), năm 2013, nguồn cung tôm thế giới, đặc biệt là tôm chân trắng, khan hiếm do chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch EMS.
Hội chứng tôm chết sớm (EMS), hay Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính (AHPNS) ở tôm, đã lan rộng ở một số quốc gia châu Á trong năm 2013, gây thiệt hại lớn cho ngành nuôi trồng thủy sản những nước này.
Theo ước tính của Liên minh nuôi trồng thủy sản toàn cầu (GAA), thiệt hại do dịch EMS đối với ngành nuôi tôm của châu Á - nơi có khoảng một triệu người vẫn sống phụ thuộc vào nghề nuôi trồng thuỷ sản - có thể lên tới khoảng 1 tỉ USD/năm.
Trong năm 2013, hội chứng EMS xảy ra tại 2 nước sản xuất lớn nhất thế giới là Thái Lan và Trung Quốc đã dẫn tới nhu cầu tăng mạnh đối với loài tôm này trên các thị trường tiêu thụ quan trọng như Mỹ, Nhật Bản hay EU - đây cũng là những thị trường lớn của Việt Nam.
EMS đã được kiểm soát tốt hơn ở Việt Nam trong năm vừa qua, nhờ đó sản lượng tôm chân trắng đã tăng đáng kể. Năm 2013, tổng diện tích nuôi tôm chỉ tăng 1,6% so với năm 2012 với 666.000 ha, tuy nhiên diện tích nuôi tôm chân trắng mở rộng nhanh chóng, từ 41.800 ha năm 2012 ha lên 66.000 ha, sản lượng tăng 50,5% từ 186.000 tấn lên 280.000 tấn.
Đặc biệt đối với thị trường Mỹ, XK tôm chân trắng đã tăng 337,6%. Cụ thể, đến tháng 1/2014, XK tôm sang Mỹ đạt trên 86,88 triệu USD, tăng 163% so với cùng kỳ năm ngoái.
Mỹ hiện đang dẫn đầu về nhập khẩu tôm Việt Nam và đang ngày càng mở rộng thị phần. Cùng kỳ năm ngoái, Mỹ chiếm 22,2% tổng giá trị XK tôm Việt Nam, tương đương với XK sang Nhật Bản. Sang năm 2014, tỷ trọng XK tôm sang thị trường này đã tăng lên tới 33,6%.
Trong tháng 1/2014, XK tôm sang các thị trường lớn khác cũng tăng mạnh như Nhật Bản và EU tăng 64,3%, XK sang Hàn Quốc tăng 143,5%, sang Australia tăng 96%. Riêng XK sang Trung Quốc giảm 37,7% trong tháng này.
Có thể bạn quan tâm

Trước tình trạng hàng chục tỉnh, thành phố trên cả nước xuất hiện dịch cúm trên đàn gia cầm gây hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe con người và ngành chăn nuôi, tỉnh Bắc Giang đang khẩn trương triển khai nhiều biện pháp tích cực bảo vệ đàn gia cầm và người sản xuất, kiên quyết không để xảy ra dịch trên địa bàn...

Dịch cúm gia cầm tại tỉnh Đắk Lắk đã cơ bản được khống chế, nỗi lo dịch bệnh tạm lắng xuống, nhưng thay vào đó, thị trường đầu ra của gia cầm quá chậm chạp cộng với chi phí đầu vào tăng thêm từ 20-25% so với trước đây.

Chi cục Thú y vừa phối hợp với Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Yến sào Khánh Hòa tổ chức triển khai công tác quản lý nuôi chim yến theo Thông tư 35 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tại địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

Trung tâm Khuyến nông quốc gia vừa phối hợp Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bình Phước tổ chức diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp với chủ đề “Một số giải pháp phát triển điều bền vững”.

Đây là năm thứ ba liên tiếp người trồng mía ở ĐBSCL bị thua lỗ. Hiện nay, giá mía 10 chữ đường đang được thu mua tại nhà máy đường Sóc Trăng là 910 đồng/kg và thương lái thu mua tại ruộng chỉ dao động từ 600 - 650 đồng/kg.