Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giảm khâu trung gian để cứu cá tra

Giảm khâu trung gian để cứu cá tra
Ngày đăng: 21/07/2015

Đây cũng là một  vấn đề trọng tâm tại hội nghị về tái cơ cấu ngành thủy sản, do Bộ NNPTNT vừa tổ chức tại Bạc Liêu.

Giá bán cá tra bấp bênh một phần bắt nguồn từ thức ăn cho cá hiện 70% phải nhập khẩu  (bột cá, bã đậu nành), làm đội giá thành lên cao. Do thức ăn chủ yếu nhập khẩu nên khi đồng USD tăng thì giá thức ăn chăn nuôi trong nước sẽ tăng cao.

Để tháo gỡ cho tình trạng này, ông Trần Anh Thư cho rằng: Thứ nhất, cần phải nuôi cá tra theo kiểu liên kết dọc, nghĩa là HTX hay người nuôi liên kết với doanh nghiệp chế biến, với Ngân hàng NNPTNT và công ty thức ăn chăn nuôi. Với cách liên kết này, các bên đều có lợi vì doanh nghiệp chế biến khi xem xét cá thương phẩm đạt chuẩn sẽ đưa vào danh sách và tiến tới ký hợp đồng 3 bên giữa người nuôi với doanh nghiệp chế biến và công ty thức ăn. Có như vậy, người nuôi có thể an tâm vì có doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm, không lo chuyện vay vốn, chất lượng con giống, thức ăn tốt.

Giải pháp thứ 2 là đẩy mạnh ứng dụng khoa học vào sản xuất giống để tạo ra nguồn giống tốt, cần quản lý tốt hệ số chuyển hóa thức ăn theo xu hướng giảm để người nuôi có lời, đồng  thời đầu tư lại hệ thống hạ tầng thủy lợi vùng nuôi, vì lâu nay thủy lợi chỉ phục vụ trồng lúa.

Đồng quan điểm về giải pháp tái cơ cấu thủy sản ngành cá tra, ông Phan Minh Báu – Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Đồng Nai cho rằng: “Cần phải có sự phối hợp giữa vùng nuôi cá tra với doanh nghiệp chế biến thức ăn. Muốn làm được điều này, ngành chức năng quản lý về mặt Nhà nước cần đứng ra làm cầu nối trực tiếp cho người nuôi với nhà sản xuất thức ăn”.

“Đồng Nai có 23 công ty chuyên sản xuất thức ăn thủy sản, chất lượng thức ăn tốt, đạt chuẩn… đang cung cấp phần lớn nguồn thức ăn cho nuôi trồng thủy sản ở ĐBSCL, nhưng chủ yếu phải thông qua hệ thống phân phối là các đại lý. Do đó nếu có sự liên kết giữa người nuôi và công ty sản xuất thức ăn thủy sản (không thông qua đại lý), giá thành sẽ giảm, nâng cao lợi nhuận cho người nuôi” – ông Báu nói.


Có thể bạn quan tâm

Metro Xây Dựng Chuỗi Cung Ứng Rau An Toàn Tại Miền Bắc Metro Xây Dựng Chuỗi Cung Ứng Rau An Toàn Tại Miền Bắc

Công ty Metro Cash & Cary Việt Nam vừa tổng kết Dự án “Xây dựng Chuỗi giá trị Rau An toàn tại miền Bắc Việt Nam”. Sau 3 năm thực hiện, dự án đã góp phần liên kết các hộ nông dân nhỏ trồng rau an toàn với kênh phân phối hiện đại, nâng cao giá trị nông sản và cung cấp rau an toàn cho người tiêu dùng các tỉnh miền Bắc.

29/11/2013
Trồng 1 Hécta Cây Hành Tím Thu Lợi Nhuận Hơn 100 Triệu Đồng Trồng 1 Hécta Cây Hành Tím Thu Lợi Nhuận Hơn 100 Triệu Đồng

Hiện nay nông dân huyện Duyện Hải (Trà Vinh) đang bước vào thu hoạch cây củ hành tím vụ mùa năm 2013

29/11/2013
Nông Dân Bức Xúc Vì Phân Bón Kém Chất Lượng Nông Dân Bức Xúc Vì Phân Bón Kém Chất Lượng

Là tỉnh có thế mạnh về phát triển kinh tế nông nghiệp nên nhu cầu sử dụng phân bón cho cây trồng ở Bình Phước rất lớn. Tuy nhiên, vấn đề phân bón giả, kém chất lượng theo nghi vấn của người dân còn nhờ đến các cơ quan chức năng phân tích, đánh giá. Mới đây, người dân thôn Bàu Đỉa, xã Phước Tân (Bù Gia Mập) mua hơn 10 tấn phân NPK nhưng không dám đem bón vì nghi ngờ phân giả, chất lượng kém.

29/11/2013
Khắc Phục Việc Trồng Thanh Long Trên Đất Lúa Khắc Phục Việc Trồng Thanh Long Trên Đất Lúa

Qua tổng hợp của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, đến cuối năm 2012 diện tích thanh long toàn tỉnh Bình Thuận đạt 19.419 ha; trong 6 tháng đầu năm 2013 nông dân các huyện, thị xã đã trồng mới 717 ha, nâng diện tích thanh long lên 20.136 ha, vượt so với quy hoạch đến năm 2015 là 5.136 ha thanh long.

29/11/2013
13 Cơ Sở, Vùng Sản Xuất Nông Sản Đạt Tiêu Chuẩn GlobalGAP 13 Cơ Sở, Vùng Sản Xuất Nông Sản Đạt Tiêu Chuẩn GlobalGAP

Toàn tỉnh Vĩnh Long hiện có 13 cơ sở, vùng sản xuất đạt tiêu chuẩn GlobalGAP. Trong đó, có 4 cơ sở cây ăn trái, 2 cơ sở rau màu và 7 cơ sở thủy sản. Nông sản đạt chứng nhận GlobalGAP trên cây ăn trái chủ yếu trên bưởi Năm Roi, cam sành, nhãn, chôm chôm, mận, xoài,…

29/11/2013