Giảm giá thành cá tra

Bộ môn kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt (khoa thủy sản Đại học Cần Thơ) vừa công bố nghiên cứu “Giải pháp công nghệ cải tiến tỉ lệ sống và hiệu quả cá tra nuôi thương phẩm ở vùng ĐBSCL”, giúp giảm giá thành nuôi cá tra xuống còn 18.500 - 19.500 đồng/kg thay vì từ hơn 20.000 - 22.500 đồng/kg như hiện nay.
Theo đó, người dân cần tự ương cá giống để nuôi, lượng thức ăn cũng chỉ cần cho cá ăn vừa đủ vì cá tra chỉ hấp thu 32,6% lượng thức ăn, trong khi thức ăn chiếm 78,1 - 81,35% giá thành và con giống chiếm 7,5 - 8,81%.
Theo kết quả khảo sát, thời gian qua nhiều cơ sở nuôi cá tra thua lỗ, thậm chí bị phá sản do không bán được cá hoặc bán với giá thấp, tỉ lệ ao nuôi không chiếm 60 - 70%.
Có thể bạn quan tâm

Vài năm trở lại đây, nhiều người dân Pleiku đã được tận mắt chiêm ngưỡng và thưởng thức món đặc sản gà Đông Tảo-đặc sản “gà tiến Vua” của xứ sở nhãn lồng Hưng Yên. Ngay tại Gia Lai, nhiều người đã bắt tay nuôi thử nghiệm và nhân giống gà quý này…

Loại heo trên 100kg nhiều mỡ, ít nạc ở miền Tây thường khó bán thì nay lại được nhiều thương lái lùng mua với giá cao.

Lâu nay, việc chăn nuôi lợn đen truyền thống được bà con nhiều nơi trên địa bàn tỉnh duy trì. Sản phẩm thịt lợn đen xét về giá trị thương phẩm, nhu cầu và thị hiếu đều được người tiêu dùng lựa chọn cao hơn hẳn so với thịt lợn ngoại, lợn lai, hướng nạc, siêu nạc.

TP Hồ Chí Minh hiện có tổng đàn bò sữa lớn nhất nước với khoảng 100.000 con, trong đó, huyện Củ Chi chiếm khoảng 70%, sản lượng sữa đạt khoảng 500 tấn/ngày.

Thời gian qua, cùng với việc giá tiêu hạt trên thị trường liên tục đứng ở mức cao, diện tích hồ tiêu ở huyện miền núi Hướng Hóa (Quảng Trị) không ngừng được mở rộng nhờ các chính sách khuyến khích phục hồi và trồng mới loại cây này.