Giảm Diện Tích Nuôi Tôm Mùa Lũ

Tính tới thời điểm hiện tại, thị xã Hồng Ngự (Đồng Tháp) đã thả được 142ha tôm càng xanh, thấp hơn chỉ tiêu đề ra và giảm 18ha so với cùng kì năm trước.
Diện tích thả nuôi tập trung chủ yếu ở hai xã: Bình Thạnh 106ha và An Bình B khoảng 25ha. Nguyên nhân diện tích nuôi tôm giảm là do nhiều hộ bị thua lỗ ở mùa lũ vừa rồi, vì vậy dù được dự báo lũ năm nay sẽ cao hơn năm trước nhưng một số hộ vẫn ngần ngại cho việc đầu tư vào nuôi tôm càng xanh.
Trước tình hình đó, để giúp người dân yên tâm phát triển kinh tế mùa lũ, năm nay TX.Hồng Ngự có chính sách hỗ trợ cho người nuôi tôm 12 triệu đồng/ha xây đê bao lửng, giúp người nuôi chủ động được nguồn nước trên ruộng và có thể đưa tôm lên đồng sớm, tôm sinh trưởng tốt, đạt chất lượng cao hơn.
Đặc biệt mùa lũ năm nay, thị xã có 8ha nuôi cá tra chuyển sang nuôi tôm công nghiệp và có 1ha đang thí điểm mô hình “Tôm lúa mùa”. Đây được xem hướng phát triển kinh tế mới trong mùa lũ của thị xã.
Có thể bạn quan tâm

Tiếp nối sự thành công trong việc đưa cơ giới vào trồng mía ở vùng đất núi, gò đồi tại huyện Ba Tơ, Nhà máy Đường Phổ Phong (thuộc Công ty cổ phần Đường Quảng Ngãi) triển khai xây dựng những cánh đồng mẫu đầu tiên cho cây mía tại huyện miền núi Sơn Hà.

Giới thương lái kinh doanh vải thiều cho biết, các tỉnh Bắc Giang, Hải Dương đã bắt đầu vào vụ vải sớm, chủ yếu là giống vải u trứng, u hồng, tàu lai với giá thu mua tại vườn từ 45.000 - 50.000 đồng/kg, cao hơn cùng kỳ 2013 khoảng 10.000 đồng/kg.

Tại Sa Huỳnh (xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ) đang có 35 hộ nuôi hàu. Bà con cho biết nuôi hàu không khó, tiêu thụ dễ, lợi nhuận khá...

Đa số các khách mời tại sự kiện quảng bá mặt hàng cá tra thành phố Johannesburg (Nam Phi) ở đều đánh giá cao hương vị loại cá này.

Vụ nuôi trồng thủy sản năm 2014, trong 635,86 ha diện tích tôm, cua, cá nước lợ được thả nuôi có gần 13 vạn con tôm sú và tôm chân trắng.