Giảm Diện Tích Nuôi Tôm Mùa Lũ

Tính tới thời điểm hiện tại, thị xã Hồng Ngự (Đồng Tháp) đã thả được 142ha tôm càng xanh, thấp hơn chỉ tiêu đề ra và giảm 18ha so với cùng kì năm trước.
Diện tích thả nuôi tập trung chủ yếu ở hai xã: Bình Thạnh 106ha và An Bình B khoảng 25ha. Nguyên nhân diện tích nuôi tôm giảm là do nhiều hộ bị thua lỗ ở mùa lũ vừa rồi, vì vậy dù được dự báo lũ năm nay sẽ cao hơn năm trước nhưng một số hộ vẫn ngần ngại cho việc đầu tư vào nuôi tôm càng xanh.
Trước tình hình đó, để giúp người dân yên tâm phát triển kinh tế mùa lũ, năm nay TX.Hồng Ngự có chính sách hỗ trợ cho người nuôi tôm 12 triệu đồng/ha xây đê bao lửng, giúp người nuôi chủ động được nguồn nước trên ruộng và có thể đưa tôm lên đồng sớm, tôm sinh trưởng tốt, đạt chất lượng cao hơn.
Đặc biệt mùa lũ năm nay, thị xã có 8ha nuôi cá tra chuyển sang nuôi tôm công nghiệp và có 1ha đang thí điểm mô hình “Tôm lúa mùa”. Đây được xem hướng phát triển kinh tế mới trong mùa lũ của thị xã.
Có thể bạn quan tâm

Vừa qua, dư luận bàn tán sâu chuyện gạo Việt Nam đang thua gạo Campuchia, trong khi vấn đề xây dựng thương hiệu cho gạo Việt đến tháng 10-2015, Bộ NN&PTNT mới xác định vài giống lúa.

Bên cạnh hiệu quả tích cực đối với cây trồng, thì vấn đề sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của nông dân đang gây ra nhiều hệ lụy, ảnh hưởng lâu dài đến môi trường sống của con người và sinh vật.
Những năm qua, Chính phủ đã triển khai nhiều chính sách tín dụng nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, nông dân được tiếp cận với nguồn vốn này vẫn còn rất khiêm tốn.

Kết thúc vụ sản xuất lúa hè thu, ruộng được “nghỉ” từ đầu tháng 9 đến cuối tháng 11. Tận dụng khoảng thời gian này, một số nông dân ở huyện Nghĩa Hành đã sản xuất rau màu hoặc chăn thả gia súc ngay trên đồng ruộng không sản xuất cho thu nhập cao…

Tuy đã là thời điểm cuối vụ, thế nhưng dọc theo tuyến đường liên huyện Sơn Hà - Ba Tơ, trái đắng được các đại lý thu mua đem phơi rất nhiều.