Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giảm diện tích cao su trồng mới

Giảm diện tích cao su trồng mới
Ngày đăng: 01/07/2015

Năm 2015, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam giao cho 2 đơn vị: Công ty Cổ phần Cao su Điện Biên và Công ty Cổ phần Cao su Mường Nhé - Điện Biên thực hiện kế hoạch trồng mới, tái canh là 390ha. Trong đó, Công ty Cổ phần Cao su Điện Biên trồng 190ha (gồm 30ha trồng mới và 160ha trồng tái canh); Công ty Cổ phần Cao su Mường Nhé - Điện Biên trồng 200ha (gồm 100ha trồng mới và 100ha trồng tái canh). So với những năm trước kế hoạch trồng mới tại Công ty Cổ phần Cao su Điện Biên giảm mạnh, bằng 5,8% so với năm 2014. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, nên đến thời điểm này, Công ty mới thực hiện trồng mới được hơn 70% kế hoạch.

Ông Phan Văn Lợi, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Cao su Điện Biên cho biết: Kế hoạch trồng mới năm nay gặp nhiều khó khăn do diện tích trồng mới đều là trồng vét, mỗi khu vực chỉ một vài héc ta để đảm bảo yếu tố liền vùng liền khoảnh; tuyệt đối không khai hoang trồng mới. Do trồng vét, địa bàn thường ở vùng sâu, vùng xa, diện tích nhỏ lẻ, manh mún nên quá trình vận chuyển cây giống, phân bón cực kỳ khó khăn, nhất là trong mùa mưa. Vì vậy sau gần 1 tháng triển khai Công ty trồng mới được khoảng 20ha và trồng tái canh gần 80ha.

Thêm một nguyên nhân làm kế hoạch trồng mới cao su chậm là do một số diện tích đã khai hoang từ năm trước, hạ băng, đào hố, lấp phân nhưng khi vào vụ bà con giữ đất không cho doanh nghiệp trồng vì chưa nhận được hết tiền hỗ trợ chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang trồng cao su theo Quyết định số 16 ngày 30/5/2011 của UBND tỉnh. Tại huyện Tuần Giáo, diện tích giao trồng mới hơn 21ha, nhưng đến thời điểm này mới trồng được hơn 4ha tại xã Mùn Chung, còn 16ha tại bản Co Phát (xã Nà Tòng) chưa thể triển khai trồng mới vì bà con giữ đất do chưa nhận được hết số tiền hỗ trợ của tỉnh theo quy định.

Ông Nguyễn Đức Tính, Giám đốc Nông trường Cao su Tuần Giáo, cho biết: Việc người dân giữ đất ảnh hưởng khá nhiều đến tiến độ trồng mới. Theo tính toán sơ bộ, số tiền bà con chưa nhận đủ theo Quyết định 16 của UBND tỉnh tại bản Co Phát khoảng 70 triệu đồng. Để người dân yên tâm giao đất cho doanh nghiệp, chúng tôi sẽ phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức họp dân vào cuối tháng 6, vận động bà con giao đất, đẩy nhanh tiến độ trồng mới và phấn đấu hoàn thành trồng mới chậm nhất vào cuối tháng 7 tới.

Thực hiện chủ trương cắt giảm 30% suất đầu tư nông nghiệp của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Công ty Cổ phần Cao su Điện Biên và Công ty Cổ phần Cao su Mường Nhé – Điện Biên đều gặp khó khăn trong việc đầu tư trồng mới, chăm sóc vườn cây.

Suất đầu tư giảm buộc doanh nghiệp phải hạch toán, rà soát lại các hạng mục để cắt giảm cho phù hợp. Ông Phan Văn Lợi cho biết: Năm 2014 suất đầu tư cho 1 héc ta cao su là 173 triệu đồng thì năm 2015 chỉ còn 115 triệu đồng/ha. Do vậy, Công ty buộc giảm chi phí đầu tư, giảm nhân công, giảm lượng phân bón, các hạng mục xây dựng ngoài hàng rào, nên ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến quá trình trồng mới, chăm sóc, bảo vệ vườn cây.


Có thể bạn quan tâm

Mất Tiền Tỷ Vì Bỏ Phụ Phẩm Nông Nghiệp Mất Tiền Tỷ Vì Bỏ Phụ Phẩm Nông Nghiệp

Mỗi năm, ĐBSCL có khoảng 23 triệu tấn rơm, 4,6 triệu tấn trấu và 2,3 triệu tấn cám được thải ra trong quá trình sản xuất, chế biến gạo. Tuy nhiên, chỉ phần nhỏ phụ phẩm này được tận dụng trồng nấm, làm thức ăn gia súc, còn lại nông dân thường bỏ đi, lãng phí tiền tỷ mỗi năm.

09/07/2014
Nhật Bản Giúp Ngư Dân Việt Nam Đưa Cá Ngừ Sang Thị Trường Mỹ Nhật Bản Giúp Ngư Dân Việt Nam Đưa Cá Ngừ Sang Thị Trường Mỹ

Không chỉ hỗ trợ nâng cao chất lượng cá ngừ đại dương, Công ty Kato Hitoshi General (Nhật Bản) còn cam kết giúp ngư dân Bình Định xuất khẩu sang thị trường Châu Âu, Mỹ.

17/06/2014
Huyện Lục Ngạn Thu 1.620 Tỷ Đồng Từ Vải Thiều Huyện Lục Ngạn Thu 1.620 Tỷ Đồng Từ Vải Thiều

Năm nay, sản lượng vải thiều Lục Ngạn tuy tăng gần gấp đôi so với năm ngoái nhưng vải không bị bán đổ, bán tháo do ngoài thị trường Trung Quốc chỉ còn chiếm tỷ lệ khoảng 1/2 lượng xuất khẩu thì vải Lục Ngạn đã tìm được một số thị trường mới như Úc, Nhật, Hàn Quốc.

09/07/2014
Vụ Mùa Ở Quang Bình Vụ Mùa Ở Quang Bình

Những năm gần đây, cùng với việc ứng dụng các tiến bộ KHKT để nâng cao năng suất cây trồng thì ngành Nông nghiệp huyện Quang Bình đang hướng tới một nền sản xuất hàng hóa, gắn với nhu cầu thị trường tiêu thụ; trên cơ sở những điều kiện tự nhiên của địa phương, đồng thời đẩy mạnh việc đưa các loại giống cây trồng cho năng suất cao vào sản xuất.

09/07/2014
Tôm Chết, Nông Dân Mất Trắng Hàng Trăm Triệu Đồng Tôm Chết, Nông Dân Mất Trắng Hàng Trăm Triệu Đồng

Những ao tôm thẻ chân trắng mới thả nuôi hơn một tháng ở 3 xã bãi ngang là Kim Trung, Kim Đông, Kim Hải, thuộc huyện Kim Sơn (Ninh Bình) bỗng chết hàng loạt không rõ nguyên nhân.

17/06/2014