Giảm Dịch Bệnh Cho Đàn Lợn Nhờ Áp Dụng Mô Hình Phòng Dịch Bệnh

Sáng ngày 30/10/2013, Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh đã phối hợp với UBND xã Thạch Hội (Thạch Hà) đã tổng kết đánh giá kết quả sau 2 năm thực hiện mô hình "Phòng dịch bệnh và xử lý ô nhiễm môi trường trong thôn xóm chăn nuôi lợn có mật độ cao”
Mô hình được triển khai tại thôn Bắc Phố, xã Thạch Hội huyện Thạch Hà với quy mô 1.480 con, tại 100 hộ gia đình. Với mục đích soạn thảo và ban hành quy chế nuôi lợn theo từng nhóm hộ có sự tham gia của hộ chăn nuôi; quy trình phòng dịch bệnh; nhằm từng bước nâng cao ý thức trách nhiệm người chăn nuôi trong việc bảo vệ môi trường chung, đoàn kết, giúp đỡ nhau, từ đó hạn chế dịch bệnh, tăng thu nhập cải thiện cuộc sống nông dân.
Sau 2 năm thực hiện đã thu được những kết quả đáng khích lệ, thành lập được 4 nhóm cộng đồng chăn nuôi lợn, mỗi nhóm 25 người, theo hình thức quản lý cộng đồng đi vào hoạt động có hiệu quả; Tham mưu cho UBND xã soạn thảo ban hành được 130 bộ quy chế hoạt động về chăn nuôi; Các hộ chăn nuôi đã nắm bắt và áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất như: quy trình tiêm phòng, xử lý môi trường và ý thức người dân nâng lên, biết hỗ trợ nhau, không để xảy ra tình trạng dấu dịch, không bán chạy lợn ốm, không vứt xác lợn chết bừa bãi, tỷ lệ lợn ốm giảm hẳn chỉ còn 2,5% so với tổng đàn, giảm đến 87% so với trước.
Phát biểu tại buổi tổng kết, ông Bùi Văn Tuyết - Chủ tịch UBND xã Thạch Hội nhấn mạnh, đây là mô hình có ý nghĩa rất thiết thực đối với địa phương, qua quá trình thực hiện đã giúp đỡ nhân dân thay đổi cơ bản về tập quán chăn nuôi tuỳ tiện trước đây, bà con tiếp cận được tiến bộ KHKT và đã áp dụng thành công vào chăn nuôi hạn chế rất lớn về dịch bệnh. Đồng thời, ông Tuyết đã giao nhiệm vụ cho các đồng chí Bí thư Chi bộ, các xóm trưởng tiếp thu và hướng dẫn bà con trong thôn học tập và nhân rộng ra toàn xã, để toàn xã trở thành địa phương chăn nuôi an toàn, đảm bảo vệ sinh môi trường, đạt hiệu quả cao như thôn Bắc Phố đã đạt được.
Thạch Hội là địa phương có phong trào chăn nuôi lợn tập trung mật độ cao lên đến 8.000 – 9.000 con, tuy nhiên chăn nuôi còn mang tính tự phát, chưa có quy hoạch và thiếu sự liên kết giữa các hộ, trình độ chăn nuôi còn hạn chế chưa chú trọng đến việc phòng trừ dịch bệnh, xử lý môi trường, dịch bệnh diễn biến phức tạp luôn đứng trước tình trạng bùng phát. Vì vậy, việc triển khai thực hiện mô hình này có ý nghĩa vô cùng lớn.
Đây là mô hình trình diễn mang tính khoa học và cộng đồng cao, cần được sự tiếp tục đầu tư phát triển và làm tốt công tác tuyên truyền quảng bá giới thiệu áp dụng rộng rãi nhằm giảm thiểu dịch bệnh, nâng cao hiệu quả chăn nuôi, đảm bảo môi trường sống cho nhân dân.Sáng ngày 30/10/2013, Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh đã phối hợp với UBND xã Thạch Hội (Thạch Hà) đã tổng kết đánh giá kết quả sau 2 năm thực hiện mô hình "Phòng dịch bệnh và xử lý ô nhiễm môi trường trong thôn xóm chăn nuôi lợn có mật độ cao”
Mô hình được triển khai tại thôn Bắc Phố, xã Thạch Hội huyện Thạch Hà với quy mô 1.480 con, tại 100 hộ gia đình. Với mục đích soạn thảo và ban hành quy chế nuôi lợn theo từng nhóm hộ có sự tham gia của hộ chăn nuôi; quy trình phòng dịch bệnh; nhằm từng bước nâng cao ý thức trách nhiệm người chăn nuôi trong việc bảo vệ môi trường chung, đoàn kết, giúp đỡ nhau, từ đó hạn chế dịch bệnh, tăng thu nhập cải thiện cuộc sống nông dân.
Sau 2 năm thực hiện đã thu được những kết quả đáng khích lệ, thành lập được 4 nhóm cộng đồng chăn nuôi lợn, mỗi nhóm 25 người, theo hình thức quản lý cộng đồng đi vào hoạt động có hiệu quả; Tham mưu cho UBND xã soạn thảo ban hành được 130 bộ quy chế hoạt động về chăn nuôi; Các hộ chăn nuôi đã nắm bắt và áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất như: quy trình tiêm phòng, xử lý môi trường và ý thức người dân nâng lên, biết hỗ trợ nhau, không để xảy ra tình trạng dấu dịch, không bán chạy lợn ốm, không vứt xác lợn chết bừa bãi, tỷ lệ lợn ốm giảm hẳn chỉ còn 2,5% so với tổng đàn, giảm đến 87% so với trước.
Phát biểu tại buổi tổng kết, ông Bùi Văn Tuyết - Chủ tịch UBND xã Thạch Hội nhấn mạnh, đây là mô hình có ý nghĩa rất thiết thực đối với địa phương, qua quá trình thực hiện đã giúp đỡ nhân dân thay đổi cơ bản về tập quán chăn nuôi tuỳ tiện trước đây, bà con tiếp cận được tiến bộ KHKT và đã áp dụng thành công vào chăn nuôi hạn chế rất lớn về dịch bệnh. Đồng thời, ông Tuyết đã giao nhiệm vụ cho các đồng chí Bí thư Chi bộ, các xóm trưởng tiếp thu và hướng dẫn bà con trong thôn học tập và nhân rộng ra toàn xã, để toàn xã trở thành địa phương chăn nuôi an toàn, đảm bảo vệ sinh môi trường, đạt hiệu quả cao như thôn Bắc Phố đã đạt được.
Thạch Hội là địa phương có phong trào chăn nuôi lợn tập trung mật độ cao lên đến 8.000 – 9.000 con, tuy nhiên chăn nuôi còn mang tính tự phát, chưa có quy hoạch và thiếu sự liên kết giữa các hộ, trình độ chăn nuôi còn hạn chế chưa chú trọng đến việc phòng trừ dịch bệnh, xử lý môi trường, dịch bệnh diễn biến phức tạp luôn đứng trước tình trạng bùng phát. Vì vậy, việc triển khai thực hiện mô hình này có ý nghĩa vô cùng lớn.
Đây là mô hình trình diễn mang tính khoa học và cộng đồng cao, cần được sự tiếp tục đầu tư phát triển và làm tốt công tác tuyên truyền quảng bá giới thiệu áp dụng rộng rãi nhằm giảm thiểu dịch bệnh, nâng cao hiệu quả chăn nuôi, đảm bảo môi trường sống cho nhân dân.
Có thể bạn quan tâm

Tuần qua, giá cá bống tượng tăng lên 280.000 đồng/kg, cá chình tăng 410.000 đồng/kg. Với mặt bằng giá như thế đã mang lại niềm hy vọng mới cho nông dân từng gắn bó với mô hình này trong nhiều năm qua. Nhiều nông dân có ý định tiếp tục duy trì mô hình này để tăng thu nhập.

Trả lời phỏng vấn của Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, ông Dương Ngọc Minh, Phó chủ tịch Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) và là Chủ tịch Công ty cổ phần Hùng Vương, đã đề cập đến cách mà các doanh nghiệp sẽ vượt khó, những thách thức cũng như triển vọng kinh doanh cho ngành này năm 2014.

Năm 2013, nhiều tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đã dành phần lớn thanh khoản cho ngư dân vay vốn. Với lãi suất ưu đãi cùng những thủ tục nhanh gọn, hàng trăm ngư dân trong tỉnh đã mạnh dạn đóng mới tàu thuyền công suất lớn để vươn khơi bám biển

Năm 2013 đánh dấu bước phát triển nổi bật của thủy sản Hải Phòng. Lần đầu tại Hải Phòng, Viện nghiên cứu hải sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã cho sinh sản nhân tạo thành công giống bào ngư tại trại sản xuất giống ở huyện đảo Bạch Long Vỹ.

Hiện nay, gia đình anh Thảo đã có 105 ha rừng, tạo việc làm thường xuyên cho 25 lao động, vào thời điểm khai thác có tới 40 - 50 người làm.