Giảm Dịch Bệnh Cho Đàn Lợn Nhờ Áp Dụng Mô Hình Phòng Dịch Bệnh

Sáng ngày 30/10/2013, Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh đã phối hợp với UBND xã Thạch Hội (Thạch Hà) đã tổng kết đánh giá kết quả sau 2 năm thực hiện mô hình "Phòng dịch bệnh và xử lý ô nhiễm môi trường trong thôn xóm chăn nuôi lợn có mật độ cao”
Mô hình được triển khai tại thôn Bắc Phố, xã Thạch Hội huyện Thạch Hà với quy mô 1.480 con, tại 100 hộ gia đình. Với mục đích soạn thảo và ban hành quy chế nuôi lợn theo từng nhóm hộ có sự tham gia của hộ chăn nuôi; quy trình phòng dịch bệnh; nhằm từng bước nâng cao ý thức trách nhiệm người chăn nuôi trong việc bảo vệ môi trường chung, đoàn kết, giúp đỡ nhau, từ đó hạn chế dịch bệnh, tăng thu nhập cải thiện cuộc sống nông dân.
Sau 2 năm thực hiện đã thu được những kết quả đáng khích lệ, thành lập được 4 nhóm cộng đồng chăn nuôi lợn, mỗi nhóm 25 người, theo hình thức quản lý cộng đồng đi vào hoạt động có hiệu quả; Tham mưu cho UBND xã soạn thảo ban hành được 130 bộ quy chế hoạt động về chăn nuôi; Các hộ chăn nuôi đã nắm bắt và áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất như: quy trình tiêm phòng, xử lý môi trường và ý thức người dân nâng lên, biết hỗ trợ nhau, không để xảy ra tình trạng dấu dịch, không bán chạy lợn ốm, không vứt xác lợn chết bừa bãi, tỷ lệ lợn ốm giảm hẳn chỉ còn 2,5% so với tổng đàn, giảm đến 87% so với trước.
Phát biểu tại buổi tổng kết, ông Bùi Văn Tuyết - Chủ tịch UBND xã Thạch Hội nhấn mạnh, đây là mô hình có ý nghĩa rất thiết thực đối với địa phương, qua quá trình thực hiện đã giúp đỡ nhân dân thay đổi cơ bản về tập quán chăn nuôi tuỳ tiện trước đây, bà con tiếp cận được tiến bộ KHKT và đã áp dụng thành công vào chăn nuôi hạn chế rất lớn về dịch bệnh. Đồng thời, ông Tuyết đã giao nhiệm vụ cho các đồng chí Bí thư Chi bộ, các xóm trưởng tiếp thu và hướng dẫn bà con trong thôn học tập và nhân rộng ra toàn xã, để toàn xã trở thành địa phương chăn nuôi an toàn, đảm bảo vệ sinh môi trường, đạt hiệu quả cao như thôn Bắc Phố đã đạt được.
Thạch Hội là địa phương có phong trào chăn nuôi lợn tập trung mật độ cao lên đến 8.000 – 9.000 con, tuy nhiên chăn nuôi còn mang tính tự phát, chưa có quy hoạch và thiếu sự liên kết giữa các hộ, trình độ chăn nuôi còn hạn chế chưa chú trọng đến việc phòng trừ dịch bệnh, xử lý môi trường, dịch bệnh diễn biến phức tạp luôn đứng trước tình trạng bùng phát. Vì vậy, việc triển khai thực hiện mô hình này có ý nghĩa vô cùng lớn.
Đây là mô hình trình diễn mang tính khoa học và cộng đồng cao, cần được sự tiếp tục đầu tư phát triển và làm tốt công tác tuyên truyền quảng bá giới thiệu áp dụng rộng rãi nhằm giảm thiểu dịch bệnh, nâng cao hiệu quả chăn nuôi, đảm bảo môi trường sống cho nhân dân.Sáng ngày 30/10/2013, Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh đã phối hợp với UBND xã Thạch Hội (Thạch Hà) đã tổng kết đánh giá kết quả sau 2 năm thực hiện mô hình "Phòng dịch bệnh và xử lý ô nhiễm môi trường trong thôn xóm chăn nuôi lợn có mật độ cao”
Mô hình được triển khai tại thôn Bắc Phố, xã Thạch Hội huyện Thạch Hà với quy mô 1.480 con, tại 100 hộ gia đình. Với mục đích soạn thảo và ban hành quy chế nuôi lợn theo từng nhóm hộ có sự tham gia của hộ chăn nuôi; quy trình phòng dịch bệnh; nhằm từng bước nâng cao ý thức trách nhiệm người chăn nuôi trong việc bảo vệ môi trường chung, đoàn kết, giúp đỡ nhau, từ đó hạn chế dịch bệnh, tăng thu nhập cải thiện cuộc sống nông dân.
Sau 2 năm thực hiện đã thu được những kết quả đáng khích lệ, thành lập được 4 nhóm cộng đồng chăn nuôi lợn, mỗi nhóm 25 người, theo hình thức quản lý cộng đồng đi vào hoạt động có hiệu quả; Tham mưu cho UBND xã soạn thảo ban hành được 130 bộ quy chế hoạt động về chăn nuôi; Các hộ chăn nuôi đã nắm bắt và áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất như: quy trình tiêm phòng, xử lý môi trường và ý thức người dân nâng lên, biết hỗ trợ nhau, không để xảy ra tình trạng dấu dịch, không bán chạy lợn ốm, không vứt xác lợn chết bừa bãi, tỷ lệ lợn ốm giảm hẳn chỉ còn 2,5% so với tổng đàn, giảm đến 87% so với trước.
Phát biểu tại buổi tổng kết, ông Bùi Văn Tuyết - Chủ tịch UBND xã Thạch Hội nhấn mạnh, đây là mô hình có ý nghĩa rất thiết thực đối với địa phương, qua quá trình thực hiện đã giúp đỡ nhân dân thay đổi cơ bản về tập quán chăn nuôi tuỳ tiện trước đây, bà con tiếp cận được tiến bộ KHKT và đã áp dụng thành công vào chăn nuôi hạn chế rất lớn về dịch bệnh. Đồng thời, ông Tuyết đã giao nhiệm vụ cho các đồng chí Bí thư Chi bộ, các xóm trưởng tiếp thu và hướng dẫn bà con trong thôn học tập và nhân rộng ra toàn xã, để toàn xã trở thành địa phương chăn nuôi an toàn, đảm bảo vệ sinh môi trường, đạt hiệu quả cao như thôn Bắc Phố đã đạt được.
Thạch Hội là địa phương có phong trào chăn nuôi lợn tập trung mật độ cao lên đến 8.000 – 9.000 con, tuy nhiên chăn nuôi còn mang tính tự phát, chưa có quy hoạch và thiếu sự liên kết giữa các hộ, trình độ chăn nuôi còn hạn chế chưa chú trọng đến việc phòng trừ dịch bệnh, xử lý môi trường, dịch bệnh diễn biến phức tạp luôn đứng trước tình trạng bùng phát. Vì vậy, việc triển khai thực hiện mô hình này có ý nghĩa vô cùng lớn.
Đây là mô hình trình diễn mang tính khoa học và cộng đồng cao, cần được sự tiếp tục đầu tư phát triển và làm tốt công tác tuyên truyền quảng bá giới thiệu áp dụng rộng rãi nhằm giảm thiểu dịch bệnh, nâng cao hiệu quả chăn nuôi, đảm bảo môi trường sống cho nhân dân.
Có thể bạn quan tâm

Đến nay, kinh tế trang trại đã bị lỗ… 57.000 tỷ đồng! Ông Vang cũng khuyến cáo các nhà đầu tư không nên tiếp tục đầu tư mô hình kinh tế trang trại trong giai đoạn hiện nay.

Một vài con sông ở huyện Thanh Bình (Đồng Tháp) mấy hôm nay xuất hiện nhiều bắp cải trôi lềnh phềnh. Nông dân xã Tân Bình giải thích, do giá quá rẻ, thu hoạch xong không có người mua nên bà con đổ xuống sông.

Hiện nay, nhiều hộ nông dân vùng cù lao huyện Phú Tân đang tiếp tục đẩy mạnh nghề nuôi cá tra ao, hầm. Hai xã Hòa Lạc và Phú Bình có hơn 150 hộ, với gần 200 ha đất mặt nước nuôi cá ao, hầm. Hàng ngày các hộ nuôi cứ mặc tình thải lượng nước khổng lồ ra sông một cách vô tội vạ…

Sau cơn bão số 10, ngân sách tỉnh đã cấp ban đầu cho TX. Hoàng Mai gần 13,7 tỷ đồng. Đến nay, thị xã đã phân bổ về các phường, xã để kịp thời hỗ trợ người dân. Chính sách hỗ trợ của Nhà nước về giống cây trồng, vật nuôi, giống thủy, hải sản đối với vùng gặp thiên tai, dịch bệnh đã phần nào giúp người dân nơi đây vượt qua khó khăn.

Đối với bà con nông dân, ngô vụ đông góp phần làm dồi dào thêm nguồn nông sản để phát triển chăn nuôi hàng hóa. Tuy nhiên, ngô vụ đông chín muộn, năng suất, sản lượng thấp đang khiến người nông dân đối mặt với nhiều khó khăn...