Giảm đáng kể lượng gạo ùn tắc tại khu vực biên giới

Lái xe này cho biết, mỗi ngày công ty của anh xuất khẩu được vài trăm tấn gạo, lượng gạo ứ đọng trong kho bãi từ đầu tháng 4 tính đến ngày 7/5 không còn là bao.
Theo xác nhận của Sở Công Thương Lào Cai, do nhu cầu nhập khẩu gạo của phía Trung Quốc lớn và do nước sông Hồng trong những ngày qua có phần dâng cao dễ dàng cho các thuyền cập bến nên bình quân mỗi ngày các doanh nghiệp xuất bán được gần 1.000 tấn gạo.
Đến ngày 7/5, lượng gạo 30.000 tấn tồn kho bãi trước đó đã cơ bản được giải tỏa.
Theo lãnh đạo Sở Công Thương Lào Cai, hiện nay, tỉnh Lào Cai đang cấp phép cho 8 doanh nghiệp xuất khẩu gạo qua biên giới với Trung Quốc bằng hai đường cửa khẩu phụ Bản Vược, huyện Bát Xát và khu vực thí điểm xuất khẩu gạo tại thôn Bản Quẩn, xã Bản Phiệt, huyện Bảo Thắng.
Trước đó, trong tháng 4, do các chủ hàng phía Trung Quốc không nhập gạo dẫn đến trên 30.000 tấn gạo bị ùn ứ, không xuất được trong nhiều ngày, gây ách tắc giao thông và ảnh hưởng đến việc kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm

“Phi thương bất phú”, bởi vậy ở cái tuổi 76 ông Phạm Văn Chép thôn Trung tâm xã Hợp Thịnh - Hiệp Hòa (Bắc Giang) vẫn quyết tâm làm kinh tế, phát triển trang trại nuôi trồng thủy sản kết hợp trồng cây lẫy gồ, cây ăn quả, nuôi gia cầm và đã cho thu bạc tỷ mỗi năm.

So với cấy lúa, trồng ngô ở vùng nông thôn thì trồng cây phật thủ cho thu nhập cao gấp 4 đến 5 lần. Đó là lời khẳng định của ông Nguyễn Văn Khuyên xóm Thông, Hợp Thịnh, Kỳ Sơn (Hòa Bình) nhờ cây trồng này mà đưa cuộc sống của gia đình từ khó khăn vươn lên làm giàu ngay tại mảnh đất quê hương.

Nhiều năm trong nghề chăm cây cảnh và là chủ nhân của nhiều sáng tạo siêu "độc" lạ, ông Lê Đức Giáp được nhiều người coi như một "cuốn từ điển bách khoa", một người “thầy giáo” trong nghề trồng cảnh.

Không chấp nhận trước những khó khăn đã gặp phải trong nuôi cá tra, ông Hà Tấn Tâm ở khu vực Thới Thạnh (phường Thới An, quận Ô Môn, TP. Cần Thơ) đã liên kết với doanh nghiệp, đổi mới cách nuôi để vực dậy nghề mà ông đã chọn.

Tốt nghiệp đại học nhưng không đi làm thuê cho các công ty mà quyết chí về quê lập nghiệp, với hành trang là kiến thức kỹ thuật và tư duy dám nghĩ dám là, chàng “cử nhân nông dân” Bùi Quang Phong đã thu được những thành công đáng nể phục