Giảm chi phí cho vải xuất sang Malaysia

Theo đó, để tạo đà mở rộng thị trường xuất khẩu vải sang Malaysia trong những mùa vải sau, Bộ Công Thương đề nghị miễn giảm chi phí kiểm dịch thực vật; miễn giảm chi phí lưu kho lạnh tại sân bay; miễn giảm chi phí liên quan đến kiểm hóa và thủ tục hải quan.
Thương vụ Việt Nam tại Malaysia đã báo cáo Bộ Công Thương rằng, trên thị trường Malaysia đã có mặt hàng quả vải của Trung Quốc, Thái Lan với mức giá rất cạnh tranh. Bộ Công Thương cho rằng, nếu không có sự hỗ trợ bước đầu, mặt hàng quả vải tươi của Việt Nam khó có thể được thị trường Malaysia tiếp nhận do các chi phí liên quan bao gồm chi phí kiểm hóa, phí kiểm dịch thực vật, phí thủ tục hải quan làm cho giá thành quả vải cao.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 22 tháng 5 năm 2013, ông Nguyễn Văn Phong, phó Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh ký ban hành công văn số 1717/UBND-NN về việc đề nghị hỗ trợ hóa chất xử lý mầm bệnh, xử lý môi trường vùng nuôi tôm nước lợ tỉnh của tỉnh. Theo nội dung công văn: hiện tượng tôm chết có dấu hiệu lây lan, phải được khống chế kịp thời, nhưng lượng Chlorine của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp cho tỉnh trong năm 2012 đến nay đã sử dụng hết.

Sáng ngày 25/7, tại Hậu Giang, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức Hội nghị tổng kết sản xuất mía đường niên vụ 2012 – 2013.

Hiện nay, các địa phương ở đồng bằng sông Cửu Long đang xúc tiến xây dựng các cánh đồng mẫu lớn nhằm hướng tới nền sản xuất nông nghiệp hiện đại.

Hàng triệu hộ chăn nuôi trong cả nước đang đối mặt với muôn vàn khó khăn khi heo, gà, vịt, cá tra… rớt giá thê thảm, cộng với dịch bệnh hoành hành trên diện rộng khiến người nuôi thua lỗ. Giá gà công nghiệp trong tháng 5-2013, rớt xuống mức thấp kỷ lục 13.000 - 15.000 đồng/kg, chưa bằng 50% chi phí giá thành sản xuất; gà tam hoàng từ 38.000 đồng/kg vào tháng trước, nay giảm còn 30.000 đồng/kg; trong khi giá heo cũng giảm còn 3,5 - 3,6 triệu đồng/tạ, thấp hơn giá thành nuôi là 4 - 4,1 triệu đồng/tạ… Giá rẻ đã đành, song người chăn nuôi muốn bán sản phẩm dù chấp nhận lỗ cũng rất khó.

Từ sau cơn biến động rớt giá trong những năm 2005, 2006 làm các trang trại và người chăn nuôi lao đao, thì hiện nay dê, cừu đã dần lấy lại vị thế với tổng đàn ngày càng tăng.