Trang chủ / Cây lương thực / Trồng ngô

Giảm Bệnh Nghẹt Rễ Cho Ngô Đông

Giảm Bệnh Nghẹt Rễ Cho Ngô Đông
Ngày đăng: 12/08/2013

Cây ngô vụ thu đông trồng trên chân đất hai vụ lúa vào tháng 9-10 ở các tỉnh đồng bằng, trung du miền núi phía Bắc nếu lúc trồng gặp thời tiết bất lợi mưa nhiều, đất ướt gí chặt, thiếu dưỡng khí thường bị bệnh nghẹt rễ hại nặng. Bệnh nghẹt rễ làm cây ngô sinh trưởng kém, năng suất, chất lượng cuối vụ bị giảm đáng kể.

Xin giới thiệu kinh nghiệm áp dụng các biện pháp canh tác làm giảm tác hại của bệnh nghẹt rễ cho ngô đông.

Chọn giống ngô thích hợp: Nên chọn các giống ngô có khả năng thích nghi rộng, có tính chống chịu cao với điều kiện thời tiết bất lợi để trồng vào chân đất ướt vụ thu đông như các giống ngô: LVN4; NK66; ĐK 989…

Tra, lấp hạt đúng cách: Nếu đất trồng bị ướt cần lên luống theo hình mui rùa để dễ thoát nước trên bề mặt luống. Với loại đất ướt này thường chỉ trồng chay không được bón lót kịp thời. Không nên ngâm ủ cho hạt nứt nanh mà tra hạt vào thẳng hốc chọc nông 1cm. Dùng một nắm đất bột, bùn ải, đất hun khô đã chuẩn bị trước trộn với phân chuồng hoai mục theo tỷ lệ 1 phần phân với 4-5 phần đất phủ lên hạt ngô dày 2-3cm.

Lúc ngô mọc được 1,5-2 lá thật, kiểm tra thấy mặt luống đã se bớt ướt. Dùng cuốc xới nông mặt luống đồng thời vun nhẹ vào gốc cây cho cây ngô không bị đổ ngã. Hòa đạm, lân, kali với tỷ lệ 1 kg đạm ure + 2kg lân supe + 0,5 kg kali clorua với 100 lít nước tưới vào gốc cho 1 sào Bắc bộ. Sau 5-7 ngày tưới lần 2 với lượng phân khoáng tăng gấp 2 lần so với lần 1. Cần bón thúc sớm tập trung cho ngô lúc có 4-5 lá thật khoảng 70% lượng đạm, bón hết lượng phân lân còn lại và 30% lượng phân kali cách gốc 20-30cm.

Dùng sản phẩm phân bón lá như: Bio-plant; Vườn sinh thái; Humate… phun cho ngô 2 lần lúc ngô có 2-3 lá thật và sau đó 5-7 ngày, phân bón lá cung cấp kịp thời cho cây các loại khoáng đa, trung, vi lượng dễ tiêu giúp cây ngô có đủ chất dinh dưỡng cân đối, sinh trưởng khỏe, bộ rễ phát triển mạnh hạn chế đáng kể bệnh nghẹt rễ sinh lý hại ngô.


Có thể bạn quan tâm

Mật Độ Và Khoảng Cách Trồng Ngô Mật Độ Và Khoảng Cách Trồng Ngô

Các giống thí nghiệm cho năng suất cao nhất ở mật độ 8 vạn cây/ha với khoảng cách 50x25cm, chỉ riêng giống LVN10 là ở 7 vạn cây/ha và khoảng cách 50x28cm hoặc 40x35cm

21/01/2011
Bảo Quản Ngô Sau Thu Hoạch Bảo Quản Ngô Sau Thu Hoạch

Tháng 10 hằng năm là vụ thu hoạch ngô lớn của nhiều tỉnh phía Bắc. Để giảm tổn thất và duy trì chất lượng sản phẩm thì công đoạn bảo quản sau thu hoạch rất quan trọng. Bà con có thể tham khảo một số cách bảo quản

08/01/2012
Kinh Nghiệm Trồng Ngô Ngọt Kinh Nghiệm Trồng Ngô Ngọt

Giống ngô ngọt là giống lai đơn F1, phần lớn được sản xuất tại Thái Lan, nên rất phù hợp với thời tiết khí hậu nước ta. Mặt khác, nông dân Việt Nam đã quen với việc trồng ngô, nên trồng ngô ngọt yêu cầu kỹ thuật cũng không có gì cách biệt lắm. Hiện nay trên thị trường đang bán các giống ngô ngọt Sugar 75, Star Brix, Seminis, Hoa Trân.

17/12/2011
Phương Pháp Mới Bảo Quản Ngô Chống Nấm Mốc Phương Pháp Mới Bảo Quản Ngô Chống Nấm Mốc

Tiến sĩ Nguyễn Thùy Châu - Viện Cơ điện và Công nghệ sau thu hoạch (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) vừa nghiên cứu thành công giải pháp chống nấm mốc trên ngô một cách hữu hiệu: sử dụng chế phẩm Bacillus Pumillus.

08/01/2012
Cách Khắc Phục Hiện Tượng Ngô Không Hạt Cách Khắc Phục Hiện Tượng Ngô Không Hạt

Nguyên nhân thì nhiều, ngoại trừ yếu tố do chất lượng hạt giống ra, phần lớn là do thời tiết và kỹ thuật canh tác không được chú ý đúng mức. Hiện tượng này thường xảy ra trong thời gian 2 tuần trước khi cây trổ cờ cho đến khi cây trổ cờ, phun râu. Nói cho cùng thì yếu tố thời tiết bất thuận lúc cây ngô trổ cờ phun râu mà không thụ phấn, thụ tinh được dẫn đến bắp không hạt cũng là do lỗi của con người không chọn đúng thời vụ gieo trồng cho từng giống cụ thể.

20/12/2011