Giải Quyết Khó Khăn Cho Hợp Tác Xã Rau An Toàn Long Thuận

Hiện tại, Hợp tác xã (HTX) sản xuất và tiêu thụ an rau toàn xã Long Thuận, huyện Hồng Ngự có 53 thành viên, với vốn điều lệ 114 triệu đồng, chủ yếu phục vụ dịch vụ tưới tiêu, hỗ trợ vốn cho thành viên và cung ứng vật tư nông nghiệp. Tuy nhiên, qua hơn 1 năm hoạt động HTX vẫn chưa thu hút được thành viên mới tham gia cũng như chưa phát huy hết công năng của HTX điểm của tỉnh.
Số thành viên tham gia HTX chỉ có khoảng 20% có đất sản xuất trong khu vực quản lý của HTX, dẫn đến khó khăn trong công tác quản lý điều hành, diện tích cung ứng vật tư nông nghiệp còn hạn chế so với 160ha đất canh tác HTX quản lý. Ban giám đốc HTX hoạt động kiêm nhiệm nên chưa phát huy được vai trò lãnh đạo.
Lãnh đạo UBND huyện Hồng Ngự đã yêu cầu địa phương củng cố nhân sự Hội đồng quản trị HTX theo lộ trình hoạch định, đồng thời xây dựng phương án hoạt động cụ thể. Ban quản trị HTX tích cực tuyên truyền, vận động thu hút thành viên tham gia, huy động nguồn vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh; bên cạnh đó, HTX quy hoạch lại vùng sản xuất, định hướng đầu ra nông sản cho người sản xuất, khuyến cáo nông dân thực hiện nghiêm túc quy trình sản xuất theo hướng an toàn, đẩy mạnh liên kết hàng hóa ra thị trường ngoài tỉnh, vào nhà hàng, siêu thị, hạn chế tình trạng được mùa mất giá như thời gian qua.
Nguồn bài viết: http://baodongthap.com.vn/newsdetails/1D3FE187E22/Giai_quyet_kho_khan_cho_Hop_tac_xa_rau_an_toan_Long_Thuan.aspx
Có thể bạn quan tâm

Việc triển khai mô hình đã đem lại những kết quả thiết thực, góp phần giảm chi phí đầu vào trong sản xuất nên nhận được sự đồng thuận cao của nông dân. Lợi nhuận thu được đối với những vùng lúa nằm trong mô hình liên kết 4 nhà cao hơn các vùng không áp dụng mô hình từ 2,6 triệu đồng đến 4,8 triệu đồng 1 ha.

Trong những năm gần đây, nông dân xã Trường Đông, huyện Hòa Thành đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao. Là vùng đất chuyên canh nhản nhưng do giá cả bấp bênh nên một số hộ nông dân chuyển sang trồng bưởi da xanh và quýt đường đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

Qua 05 năm triển khai thực hiện Quyết định 875 của UBND tỉnh về giải quyết tình trạng đất lâm nghiệp bị bao, lấn chiếm. Đến nay, việc giải quyết tình trạng bao lấn chiếm, sử dụng đất lâm nghiệp không đúng mục đích đã cơ bản hoàn thành.

Từ chỗ trồng thử nghiệm 2 hécta chanh leo cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao, đến nay, xã Tri Lễ, huyện Quế Phong (Nghệ An) nâng diện tích trên 50 hécta. Cây chanh leo đang hứa hẹn là cây xóa đói, giảm nghèo hiệu quả ở Tri Lễ.

Niên vụ 2014-2015 Tân Châu có trên 6.800 ha mía, theo trạm bảo vệ thực vật Tân Châu, diện tích cây mía bị sâu đục thân gây hại tính đến nay là gần 1.000ha, trong đó xã Tân Hưng có trên 240 ha, xã Tân Thành gần 200 ha, xã Suối Dây trên 160 ha…. Tỷ lệ nhiễm từ 5-15%.